Chủ nhật, 24/11/2024 06:00 (GMT+7)
Thứ sáu, 30/08/2024 09:12 (GMT+7)

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống sâu bệnh hại cây rừng

Theo dõi KTMT trên

Tính đến ngày 24/8, toàn tỉnh Nghệ An có trên khoảng 1.723,6 ha rừng nhiễm sâu, trong đó có 601 ha nhiễm nặng. Hiện lực lượng chức năng đang tích cực triển khai các phương án phòng, chống sâu bệnh gây hại cho cây rừng.

Theo đó, đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí lãnh đạo Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật đã đi kiểm tra công tác phòng, chống sâu bệnh hại cây rừng tại huyện Yên Thành và Nghi Lộc.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống sâu bệnh hại cây rừng - Ảnh 1
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trao đổi về những kiến nghị của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Yên Thành.

Theo báo cáo của Ban Quản lý rừng phòng hộ Yên Thành, hiện tình hình sinh trưởng của sâu róm diễn biến rất phức tạp gây ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng thông trên địa bàn. Cụ thể, tổng diện tích rừng thông bị nhiễm sâu là 351,0/362,72 ha. Hiện tại sâu thế hệ III/2024 đang ở tuổi 5 - 6. Dự báo cuối tháng 9/2024, sâu róm thông thế hệ IV/2024 sẽ phát sinh và có nguy cơ phát sinh dịch hại trên diện rộng ở các lâm phần rừng thông của Ban quản lý.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống sâu bệnh hại cây rừng - Ảnh 2
Đoàn công tác kiểm tra diện tích rừng thông bị sâu róm phá hoạt tại xã Nghi Quang, huyện Nghi Lộc.

Ban Quản lý rừng phòng hộ Nghi Lộc cho biết, tình hình sinh trưởng, phát triển sâu róm thông trên địa bàn diễn biến cũng rất phức tạp. Tổng diện tích rừng thông nhiễm sâu là 750 ha, trong đó 450 ha nhiễm trung bình hiện nay tán lá thông vẫn còn xanh, cây thông phát triển bình thường với pha chính là kén và sâu trưởng thành, mật độ kén 30 – 50 kén/cây, đồng thời xuất hiện rải rác trứng, sâu non chủ yếu tuổi 6 đã dừng ăn để chuẩn bị vào kén mật độ 10 – 20 con/cây.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống sâu bệnh hại cây rừng - Ảnh 3
Vùng rừng bị nhiễm nặng gây xơ, trụi lá thông.

Thời gian qua, để phòng chống tình trạng sâu bệnh gây hại cho cây rừng , các đơn vị trên đã tập trung nguồn nhân lực để phun phòng, phun trừ 3 đợt trên toàn bộ diện tích rừng thông. Thực hiện biện pháp bẫy đèn bắt sâu trưởng thành thế hệ III/2024 (sử dụng 14 bộ đèn), thực hiện từ ngày 15/8/2024 tại các vùng rừng bị nhiễm nặng gây xơ, trụi tán lá thông.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống sâu bệnh hại cây rừng - Ảnh 4
Biện pháp bẫy đèn bắt sâu bệnh có hiệu quả.

Qua kiểm tra thực địa, đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND ghi nhận những nỗ lực trong công tác phòng, chống sâu bệnh hại thông của các đơn vị. Để chủ động phòng trừ, ngăn chặn sâu róm thông thế hệ IV/2024 phát dịch trên diện rộng, hạn chế tối đa thiệt hại do sâu gây ra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở NN&PTNT chỉ đạo UBND các huyện có rừng thông tập trung chỉ đạo cơ quan chuyên môn, các chủ rừng, tăng cường công tác điều tra, dự tính, dự báo tình hình diễn biến của sâu, xác định những vùng có mật độ cao để tập trung tổ chức hướng dẫn chủ rừng phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

Các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và các hộ có rừng thông cần huy động lực lượng thường xuyên thực hiện điều tra, khoanh vùng diện tích rừng bị nhiễm sâu trên địa bàn quản lý. Chuẩn bị đủ lượng vật tư, máy móc, nhân lực để thực hiện phun phòng, trừ hiệu quả đối với sâu róm thông thế hệ IV phương án đã được phê duyệt và theo hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật. Kiên quyết không để sâu bùng phát gây thiệt hại nặng trên diện rộng.

Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo các Hạt kiểm lâm có rừng thông phối hợp với các Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, UBND các xã hỗ trợ điều tra phát hiện, khoanh vùng diện tích nhiễm sâu để chỉ đạo công tác phòng trừ sâu róm hại thông thế hệ III, IV/2024 có hiệu quả.

Các thành viên Ban Chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại rừng tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo thực hiện công tác phòng trừ sâu bệnh hại rừng, nhất là tại những vùng trọng điểm có diện tích rừng thông lớn, nguy cơ bị sâu gây hại cao...

Đối với kiến nghị liên quan đến việc hỗ trợ kinh phí, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các Ban Quản lý rừng phòng hộ phối hợp với các chủ rừng rà soát, tổng hợp nhu cầu, gửi Sở NN&PTNT trình UBND tỉnh xem xét cho chủ trương hỗ trợ kinh phí và nhân công để thực hiện tốt công tác phòng trừ sâu bệnh hại cây rừng.

Tuấn Quỳnh

Bạn đang đọc bài viết Lãnh đạo tỉnh Nghệ An trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống sâu bệnh hại cây rừng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới