Chủ nhật, 24/11/2024 01:21 (GMT+7)
Thứ năm, 01/08/2024 19:26 (GMT+7)

Lộ trình kiểm kê khí nhà kính Việt Nam - Bài 4: Kiểm kê KNK ngành giao thông vận tải

Theo dõi KTMT trên

Là một mắt xích quan trọng trong chuỗi kinh tế tuần hoàn, ngành giao thông vận tải cũng đóng góp một lượng lớn khí thải xả ra bầu khí quyển. Vì thế, việc kiểm kê khí nhà kính ngành giao thông vận tải cũng được đánh giá là quan trọng và cấp thiết.

Chạy đua cùng với thế giới trong công cuộc chống biến đổi khí hậu do con người gây ra, tại Hội nghị COP26, Việt Nam đã quyết tâm hướng tới mục tiêu “Phát thải ròng bằng 0 - Net Zero” vào năm 2050. Nhận thức được ứng phó với biến đổi khí hậu đang là một trong những nhiệm vụ cấp thiết hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các nghị định, quyết định về kiểm kê khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon kể từ tháng 1/2022. Trong số các lĩnh vực, giao thông vận tải là ngành phát thải được liệt kê trong danh sách kiểm kê khí nhà kính theo quy định của Việt Nam.

Tại sao cần kiểm kê khí nhà kính ngành giao thông vận tải?

Lộ trình kiểm kê khí nhà kính Việt Nam - Bài 4: Kiểm kê KNK ngành giao thông vận tải - Ảnh 1
Giao thông vận tải là một trong những ngành xả thải nhiều trên thế giới cũng như tại Việt Nam.

Theo thống kê, hiện nay quốc gia có khoảng 70 cơ sở phát thải khí nhà kính thuộc ngành giao thông vận tải với 707,5 nghìn tấn carbon tương đương. So với những ngành xả thải nhiều như năng lượng hay chất thải thì lượng xả thải của ngành giao thông vận tải chỉ là con số nhỏ. Tuy nhiên, ngành này lại là một mắt xích quan trọng trong quy trình kinh tế tuần hoàn, nên việc kiểm soát lượng khí thải của ngành giao thông vận tải là điều cần làm.

Ông Trần Ánh Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Giao Thông Vận tải cho biết, thông qua các mô hình kinh tế tuần hoàn, ngành giao thông có thể trực tiếp giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới sản xuất - tiêu dùng xanh và mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Vì thế, ngành giao thông vận tải đóng góp vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia, từ đó đạt được mục tiêu về khí hậu.

Ông Pattrick Haverman, Phó trưởng đại diện tại Việt Nam của Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (United Nations Development Programme - UNDP) cũng cho biết thêm, theo số liệu quốc gia năm 2016, ngành giao thông vận tải đóng góp khoảng 18% lượng khí nhà kính. Tuy nhiên, nếu không có hành động ngăn chặn ngay từ bây giờ, lượng khí thải này sẽ tăng lên mức 64,3 triệu tấn carbon vào năm 2025 và 88,1 triệu tấn carbon vào năm 2030.

Kiểm kê khí nhà kính ngành giao thông vận tải được phân hạng mục như thế nào?

Dựa vào Thông tư 17/2022/TT-BTNMT, quy trình kiểm kê khí nhà kính phải luôn tuân thủ theo 9 bước nghiêm ngặt như xác định phương thức kiểm kê khí carbon; lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính; thu thập dữ liệu; tính toán phát thải carbon; kiểm soát; đảm bảo chất lượng kiểm kê; đánh giá lại; tính toán lại và cuối cùng mới là báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính.

Trong quy trình kiểm kê khí nhà kính, lựa chọn hệ số phát thải được coi là bước đầu quan trọng. Với ngành giao thông vận tải, Nhà nước chia ra làm 4 hạng mục chính với hàng không nội địa, đường bộ, đường sắt và hàng hải nội địa. Trong từng hạng mục, hệ số phát thải lại được tính riêng cho từng nhiên liệu phát thải như xăng - dầu hàng không, xăng, dầu diesel, dầu nhiên liệu, khí tự nhiên và khí hóa lỏng.

Lộ trình kiểm kê khí nhà kính Việt Nam - Bài 4: Kiểm kê KNK ngành giao thông vận tải - Ảnh 2
Kiểm kê khí nhà kính ngành giao thông vận tải cũng đóng góp giảm thiểu lượng khí thải trong tương lai.

Gia Tuệ

Bạn đang đọc bài viết Lộ trình kiểm kê khí nhà kính Việt Nam - Bài 4: Kiểm kê KNK ngành giao thông vận tải. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới