Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia phải loại bỏ dần than đá và các nhiên liệu hóa thạch khác để ngăn chặn “thảm họa” khí hậu, hướng tới mức phát thải ròng bằng “0”.
Trong chương trình hành động, Chính phủ Séc xác định sẽ tạo điều kiện chuyển đổi năng lượng để có thể loại bỏ hình thức sản xuất năng lượng bằng than đá vào năm 2033.
Đi đôi với xây dựng chính sách hỗ trợ về giá và đầu tư, Vương quốc Anh coi trọng cả cải cách thị trường cho phù hợp tình hình phát triển NLTT trên cơ sở tận dụng tối đa các lực lượng thị trường để phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của NLTT.
Trong kỳ này, chuyên gia Tạp chí Năng lượng Việt Nam sẽ giới thiệu tới bạn đọc hệ thống nghĩa vụ năng lượng tái tạo, hệ thống giá hỗ trợ FIT và hệ thống FIT-CfD của Vương quốc Anh.
Việc Anh rời khỏi than là không còn đường lùi trong bối cảnh cạn kiệt trữ lượng than, mức phát thải CO2 cao, cũng như áp lực của EU về giảm phát CO2 và khuyến khích phát triển NLTT theo Chỉ thị NLTT EU2001 được ban hành bởi Hội đồng châu Âu năm 2001.
Ngành điện ở Anh trong lịch sử có sự hiện diện chủ đạo của nhiên liệu than với tỉ trọng điện than đạt cao 65% vào năm 1990, đạt đỉnh 65,8% năm 1991, tiếp theo duy trì ở mức trên 30% cho tận tới năm 2014, nhưng sụt giảm mạnh sau đó, năm 2019 chỉ còn 2,1%.