Bổ nhiệm tân Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) chính thức được Quốc hội thông qua; Thành lập Hội đồng EPR quốc gia,... những sự kiện môi trường nổi bật của Việt Nam và thế giới trong năm 2023.
Với 468 đại biểu tán thành, chiếm 94,74 % tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Trong ngày làm việc thứ 4 của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV (26/10), Quốc hội tiếp hành thảo luận dự thảo luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
Việc sửa đổi Luật Tài nguyên nước nhằm thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng về quản lý, sử dụng, đặc biệt là an ninh nguồn nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động rất lớn đến Việt Nam.
Các đại biểu cho rằng cần thiết sửa đổi Luật Tài nguyên nước nhằm hoàn thiện hơn hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch để có khả năng khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên nước, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả.
Theo Bộ TN&MT, cần phải tạo lập hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, góp phần quan trọng trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia.
Theo Nghị quyết mới ban hành, Chính phủ thống nhất về sự cần thiết và mục tiêu sửa đổi Luật Tài nguyên nước để giải quyết các vướng mắc do quy định hiện hành về tài nguyên nước.
Cục Quản lý tài nguyên nước cho biết sẽ sớm hoàn thành khung logic để đảm bảo quá trình sửa đổi Luật Tài nguyên nước một cách thống nhất, xuyên suốt, chặt chẽ và hiệu quả.