Số liệu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố cho thấy tính đến 20/12/2022, ngành kinh doanh Bất động sản đứng thứ hai trong số các ngành, lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1% tổng vốn đăng ký.
Đánh giá về triển vọng của thị trường bất động sản, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, năm 2023 dự kiến sẽ có 8 dự án đi vào hoạt động. Với sự trở lại của du khách Trung Quốc, thị trường khách sạn Hà Nội sẽ được hưởng lợi rất lớn và phục hồi mạnh mẽ.
Thị trường văn phòng cho thuê liên tục tăng nhiệt bởi nền kinh tế đang hồi phục. Các doanh nghiệp “ăn nên làm ra” trong đại dịch đang chớp lấy các đợt ưu đãi về giá, phụ phí từ các tòa văn phòng, cao ốc khu vực trung tâm để chuyển nơi làm việc.
Thị trường bất động sản đã đối mặt với nhiều khó khăn thời gian qua. Tuy nhiên, nhiều phân khúc bất động sản vẫn “sống khoẻ” nhờ hướng đến nhu cầu thực.
Với các tín hiệu lạc quan từ thị trường văn phòng cho thuê, nhiều dự án đang tích cực thi công trở lại sau hai năm hạn chế nguồn cung mới đã tạo nên diện mạo mới tích cực.
Nhiều nhà bán lẻ lớn trong và ngoài nước như: MM Mega Market, AEON Mall, Central Retail, Thế giới di động,… đang thực hiện kế hoạch mở rộng thị trường, tăng quy mô cửa hàng so với thời điểm cuối năm 2021, khiến nhu cầu thuê mặt bằng kinh doanh tăng lên.
Mặt bằng bán lẻ đang có xu hướng dịch chuyển dần ra khỏi vùng lõi khi quỹ đất ngày một khan hiếm tại các thành phố lớn. “Miền đất hứa”, theo giới chuyên gia, chính là những đại đô thị tại khu vực trung tâm mới vùng ven với nhiều ưu điểm vượt trội.
Tại Việt Nam, ngoài những dự án trung tâm thương mại độc lập, thị trường đang chứng kiến nguồn cung mặt bằng bán lẻ đáng kể từ loại hình khối đế thương mại tại các tòa nhà chung cư.