Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 82/NQ-CP ngày 18/5/2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.
Mở cửa du lịch trở lại, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có chính sách mở cửa cởi mở trên thế giới. Đây là cơ hội lớn để thúc đẩy du lịch phục hồi sau Covid-19.
Mặc dù là nước mở cửa du lịch từ sớm, nhưng so các nước trong khu vực, năm 2022, Việt Nam chưa đạt mục tiêu thu hút khách du lịch. Do đó, Việt Nam cần phải nỗ lực phát triển ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Theo Tổng cục Thống kê, tính chung hai tháng đầu năm 2023, khách quốc tế đến nước ta đạt 1.804,1 nghìn lượt người, tăng 7,1% so với tháng trước và gấp 31,6 lần so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2022 đánh dấu sự trở lại của ngành du lịch sau đại dịch Covid-19 với kết quả nhận được 16 giải thưởng du lịch, tiếp tục khẳng định thương hiệu, vai trò và vị thế của du lịch Việt Nam trong khu vực và toàn thế giới.
Để hút khách du lịch, giới chuyên gia đề xuất cần chính sách đột phá về visa. Trong đó, nới lỏng và mở rộng chính sách visa, bảo đảm cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực và xem xét miễn visa cho du khách Mỹ, Úc, Ấn Độ và châu Âu.
Năm 2023, du lịch Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đón 110 triệu lượt khách du lịch, với khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế. Đây là cơ hội để Việt Nam trở thành điểm đến được lựa chọn du lịch hàng đầu, điểm đến trải nghiệm hấp dẫn đối với du khách quốc tế.
Theo các chuyên gia, thực tế hiện nay, khi thị trường quốc tế chưa ổn định trở lại sau đại dịch, thì việc khai thác thị trường nội địa chính là cơ hội để doanh nghiệp du lịch tận dụng để phục hồi, bứt phá.
Tổng cục Thống kê cho biết khách quốc tế đến Việt Nam tháng 8 đạt 486.400 lượt người, tăng 38% so với tháng 7, và gấp 52,3 lần so với cùng kỳ năm 2021 do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục.
Hiện nay, những thế mạnh có thể kiến tạo động lực phát triển của du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới đã có sự cải thiện rất đáng kể. Đặc biệt, 6 chỉ số trụ cột của ngành du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm dẫn đầu thế giới.
Việt Nam coi du lịch nội địa là “bệ đỡ” cho du lịch quốc tế trong thời điểm khó khăn. Du lịch cộng đồng, du lịch về biển đảo, du lịch nghỉ dưỡng là những thế mạnh mà Việt Nam sắp tới sẽ chuẩn bị để chào đón mùa hè này.
Thị trường du lịch quốc tế có sự phát triển mạnh mẽ sau khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn từ ngày 15/3. Việt Nam đã đón hàng nghìn lượt khách quốc tế, trong đó nhiều nhất là khách Hàn Quốc và Mỹ, với lượng khách trong tháng 5 gấp 12,8 lần cùng kỳ năm trước.
Mở cửa muộn hơn so với nhiều khu vực song du lịch Đông Nam Á đang thay đổi với những tín hiệu tích cực. Nhằm thúc đẩy phục hồi thị trường quốc tế, nhiều nước Đông Nam Á đang dần gỡ bỏ hạn chế nhập cảnh, mở rộng phạm vi trải nghiệm cho khách nước ngoài.
Theo các chuyên gia, doanh nghiệp du lịch, việc thí điểm sử dụng hộ chiếu vaccine du lịch là cơ hội vàng cho ngành du lịch đang trong giai đoạn khó khăn, góp phần thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Với sự hấp dẫn vốn có cả về hiệu quả sinh lời cũng như vị trí địa lý, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam được dự báo sẽ “bùng nổ” trong năm 2022 nhờ "ăn theo" du lịch.
Các doanh nghiệp lữ hành khẳng định, Việt Nam mở cửa hoàn toàn du lịch quá chậm so với các nước trong khu vực. Và khi mở cửa chưa có sự chuẩn bị từ trước đó.
Khi mà Việt Nam chủ trương mở cửa du lịch không giới hạn, bình thường hóa mọi hoạt động để phục hồi kinh tế, thì ngành du lịch lại rơi vào cảnh thiếu nhân lực trầm trọng.
Bộ Y tế vừa có công văn xin ý kiến khẩn gửi các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 về việc không yêu cầu cách ly với người nhập cảnh đã có kết quả âm tính.
Bắt đầu từ hôm nay 15/3, nước ta mở cửa đón khách quốc tế. Đây cũng là thời điểm"vàng” để các doanh nghiệp du lịch cũng như ngành hàng không bứt phá, phục hồi sau thời gian dài ảnh hưởng bởi đại dịch.