Theo Quyết định vừa được UBND tỉnh Bình Dương ban hành, Sở Tài nguyên & Môi trường có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch đấu giá, phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Mới đây, UBND thị xã Hoàng Mai đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần đá Hoàng Mai với tổng số tiền 256 triệu đồng vì gây nguy hiểm cho người đi đường.
Khai thác tài nguyên khoáng sản đi đôi với bảo vệ môi trường là việc làm rất quan trọng. Tại Thanh Hóa, vấn đề này đang được đặc biệt quan tâm nhằm hướng tới phát triển kinh tế xanh và bền vững.
Mặc dù đã được tỉnh Thanh Hóa rất quan tâm, chỉ đạo, tuy nhiên thời gian gần đây không ít vụ việc mất an toàn tại các mỏ đá vẫn xảy ra, đòi hỏi cần xiết chặt hơn nữa công tác quản lý.
Một doanh nghiệp tại Hà Giang mới bị xử phạt gần 1 tỷ đồng và bị đình chỉ 5 tháng 15 ngày, nhưng doanh nghiệp vẫn hoạt động khi chưa hết thời hạn đình chỉ gây ô nhiễm môi trường.
UBND huyện Tân Kỳ vừa ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Khoáng sản Đông Á với tổng số tiền xử phạt đơn vị này hơn 380 triệu đồng.
Hoạt động khai thác khoáng sản đang góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế tỉnh Bình Thuận. Mặc dù vậy, tại một số khu vực khai thác có dấu hiệu tác động xấu tới môi trường xung quanh, biến dạng cảnh quan khiến người dân lo lắng.
Nhằm quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và giao đất cho địa phương quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai và phục hồi môi trường tại các khu vực đã khai thác. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định đóng cửa mỏ đất san lấp tại xã Tân Trường và xã Tùng Lâm, thuộc thị xã Nghi Sơn và mỏ đá vôi tại xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát.
Tại kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh Ninh Bình khoá XIV, theo Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Ninh Bình thì hiện có 8/12 mỏ khoáng sản có sử dụng đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng chưa được Chính phủ cho phép chuyển mục đích, 4/12 mỏ chưa thực hiện xong công tác GPMB.
Những năm gần đây, với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, hàng loạt các dự án xây dựng hạ tầng, công trình giao thông triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, khiến nhu cầu về đá để làm vật liệu xây dựng tăng mạnh. Tuy nhiên, hoạt động tại các mỏ đá đang bộc lộ nhiều bất cập, thậm chí vi phạm quy trình khai thác, cũng như gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe người dân trên địa bàn.
Khoảng 60 hộ dân ở thôn Túy Sơn, xã Hoài Sơn (huyện Hoài Nhơn, Bình Định) có nhà cửa nằm gần mỏ đá xây dựng của Công ty TNHH Xây dựng Tổng hợp Kim Thành đang “ăn không ngon, ngủ không yên” trước việc nổ mìn phá đá như “phá nhà” của đơn vị này. Người dân bức xúc phản ứng, lãnh đạo công ty nhận lỗi; song biện pháp chấn chỉnh, khắc phục vẫn chưa biết đến khi nào mới thực hiện.