Bộ Công Thương dự kiến sức mua trong dịp Tết Giáp Thìn 2024 có thể tăng trên 10% so với cùng kỳ. Nguồn cung các mặt hàng thiết yếu cũng được các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị từ rất sớm với lượng hàng dự trữ tăng từ 10-25%.
Người ta thường nói vui như Tết. Vui ở đây là vui chung cho mọi người, mọi nhà, vui cho đất trời, dân tộc tại thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Tết đến, Xuân về làm chúng ta vui nhưng niềm vui của mỗi thế hệ có những điểm khác nhau nhất định.
Những ngày cận Tết, các trung tâm thương mại (TTTM) Vincom càng chứng tỏ được sức hút và vị thế ông lớn trong ngành bán lẻ khi thu hút đông đảo khách hàng tới mua sắm.
Vốn, nguồn hàng, nhân sự... là bài toán mà các nhà bán hàng đang tập trung giải quyết trước khi mùa mua sắm Tết bắt đầu. Lúc này, nắm bắt và tận dụng tốt các chính sách ưu đãi từ ngân hàng sẽ tạo nguồn lực tài chính vững vàng, nguồn hàng đa dạng.
Thị trường hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Canh Tý đang diễn ra khá sôi động. Hàng hóa được bày bán rất phong phú, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng bảo đảm, kèm theo nhiều khuyến mại để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng (NTD).
Những ngày này, người dân Thủ đô tất bật tranh thủ đi mua sắm Tết. Đây cũng là thời điểm thị trường thực phẩm phục vụ Tết sôi động nhất trong năm, nguồn hàng từ khắp nơi đổ về phong phú, đa dạng và khó kiểm soát. Để người dân đón Tết an toàn, từ một tháng qua, toàn thành phố đã đồng loạt ra quân kiểm tra, xử lý các vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm để ngăn chặn thực phẩm bẩn tuồn ra thị trường.
Sở Công thương và các doanh nghiệp phân phối trên địa bàn TP.HCM thực hiện 350 chuyến bán hàng bình ổn giá về các quận huyện vùng ven, khu vực có đông người lao động để phục vụ công nhân, học sinh, sinh viên... không có điều kiện, thời gian đi mua sắm Tết.