Tại Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên về “Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 Châu Á (AZEC)”, Thủ tướng đã đề xuất các quốc gia đẩy mạnh chuyển giao công nghệ để năng lượng sạch được tiếp cận rộng rãi, đáp ứng được khả năng chi trả của người dân Châu Á.
Bình Thuận tiếp tục tập trung phát triển ngành công nghiệp năng lượng, trong đó trọng tâm là phát triển năng lượng tái tạo, giảm dần tỷ trọng các ngành năng lượng truyền thống; không chấp thuận đầu tư các dự án điện than mới.
Quảng Ninh sẽ tiếp tục duy trì là một trung tâm năng lượng của quốc gia (một trong những trung tâm điện gió, điện khí LNG của miền Bắc), chuyển dần sang phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.
Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, cùng với việc phát triển năng lượng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn được xem là những điểm nhấn nổi bật trong ba quy hoạch ngành về năng lượng.
Việt Nam xác định phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng gió ngoài khơi là nhiệm vụ quan trọng trong việc chuyển đổi năng lượng và thực hiện cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng đưa mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
Điện mặt trời được đánh giá là một trong những giải pháp tăng cường cung cấp điện đối với khu vực có nguy cơ thiếu điện, nhất là trong những nhà xưởng sử dụng nhiều điện như lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
Nhằm hỗ trợ cải thiện chất lượng không khí trên toàn quốc, Việt Nam cần cắt giảm tỷ lệ năng lượng từ than đá. Việc cải tiến các nhà máy nhiệt điện than và điều chỉnh các kế hoạch phát triển công nghiệp nặng khác có thể giảm đáng kể lượng khí thải carbon.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới mà Việt Nam cần chú trọng quan tâm là phát triển mạnh điện gió trên bờ, điện gió ngoài khơi và phát triển nhiệt điện khí dùng khí trong nước, giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
Quy hoạch điện VIII đã đề ra lộ trình cắt giảm điện than mạnh mẽ để chuyển đổi, thay thế bằng các nguồn năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió và điện khí.
Năng lượng được xem là ngành quyết định cho cam kết phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050. Hiện Chính phủ Việt Nam đang triển khai các cam kết giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Thiết kế đẹp mắt, khả năng di chuyển ấn tượng, giá bán hợp lý cùng hệ sinh thái hỗ trợ tối đa là lợi thế giúp xe máy điện VinFast cạnh tranh mạnh mẽ và chiếm ưu thế vượt trội so với các hãng xe máy truyền thống đang bắt đầu “chen chân” vào thị trường.
Đến năm 2050, ASEAN sẽ cần 29.400 tỷ USD để sản xuất 100% năng lượng tái tạo. ASEAN đã đặt mục tiêu nâng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 23% tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp và 35% tổng công suất điện lắp đặt vào năm 2025.
Apple Inc. - công ty cung cấp điện thoại và máy tính xách tay dẫn đầu danh sách 200 doanh nghiệp niêm yết toàn cầu đang dẫn đầu về kiến tạo năng lượng sạch trong tương lai.
Hydro xanh và những dẫn xuất của Hydro xanh đang được thế giới quan tâm và kỳ vọng là giải pháp có vị trí ngày càng quan trọng trong lộ trình chuyển dịch năng lượng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định như vậy khi tiếp ông Surendra Rosha, Đồng Tổng Giám đốc điều hành khu vực châu Á-Thái Bình Dương của ngân hàng HSBC, sáng 15/2, tại trụ sở Chính phủ.
Theo Bộ Công Thương, khung giá phát điện áp dụng cho các nhà máy điện mặt trời mặt đất có mức giá trần là 1.184,90 đồng/kWh; nhà máy điện gió trong đất liền là 1.587,12 đồng/kWh và nhà mát điện gió trên biển là 1.815,95 đồng/kWh.
Từ 1/7/2023, mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động liên quan đến yêu cầu về an toàn trong thiết kế và vận hành kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trên bờ phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Công Thương ban hành.
Giá năng lượng cao vào năm 2022 đã làm tăng đáng kể hiệu quả năng lượng và giảm thiểu việc sử dụng năng lượng. Loại bỏ các hoạt động sử dụng năng lượng không hiệu quả, tốn kém là một quá trình chuyển đổi năng lượng trong ba thập kỷ tới.