Trong báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), ngân hàng này đã điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 từ 6,5% xuống còn 5,8%. Năm 2024 hạ từ 6,8% xuống còn 6,2%.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nhu cầu bên ngoài yếu tiếp tục gây áp lực lên sản xuất công nghiệp và chế biến chế tạo tại Việt Nam khiến mức tăng trưởng trong năm 2023 giảm sút.
Ngày 22/12, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết vừa ký gói tài trợ dự án trị giá 107 triệu USD với Công ty Cổ phần Điện gió BIM (Điện gió BIM) để hỗ trợ vận hành một trang trại điện gió công suất 88 MW ở tỉnh Ninh Thuận.
Dự án trang trại điện gió công suất 88 MW ở tỉnh Ninh Thuận sẽ giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu về năng lượng sạch và hành động khí hậu với việc bù trừ khoảng 215.000 tấn cacbon dioxit mỗi năm.
Khoản vay trị giá 13 triệu USD do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ nhằm phát triển những phương thức tạo ra nguồn năng lượng tái tạo giúp giải quyết căn nguyên của biến đổi khí hậu.
Sự phục hồi tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022-2023 quan trọng nhất vẫn là nền tảng kinh tế vĩ mô, đó là điểm khác biệt lớn của Việt Nam và các nước khác, đây là nhận định của chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Nền kinh tế Việt Nam đang lấy lại đà tăng trưởng với nhiều ngành, lĩnh vực khởi sắc. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới đã vượt qua được những biến động bất lợi toàn cầu để đạt mức tăng trưởng cao trong những tháng đầu năm nay.
Các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng phát triển châu Á... đều đánh giá tốt và dự báo tích cực về kinh tế Việt Nam. Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 tiếp tục khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực.
Mới đây, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã ký kết khoản đầu tư cổ phần trị giá 15 triệu USD vào Quỹ Rừng nhiệt đới châu Á số 2 (TAFF2) để hỗ trợ các hoạt động lâm nghiệp bền vững ở Đông Nam Á và giảm khai thác gỗ rừng nhiệt đới.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị đơn vị cần nghiên cứu phương án tái định cư tốt nhất, đảm bảo nơi ở mới phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ liên quan đến dự án Cải thiện môi trường các đô thị loại 2 trên địa bàn.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Mới đây, ADB cho biết sẽ tài trợ 60 triệu USD giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu
Đây là sáng kiến đầu tiên của ADB ở khu vực Đông Nam Á nhằm cải thiện khả năng ứng phó của chính phủ trước tác động của biến đổi khí hậu đối với chăm sóc y tế.
Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam Andrew Jeffries khẳng định Việt Nam có đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu kép vừa ngăn chặn đại dịch vừa tăng trưởng kinh tế năm nay.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã ký kết một khoản vay xanh trị giá 116 triệu USD để phát triển các dự án điện gió ở Việt Nam. Dự án sẽ làm tăng công suất điện gió của Việt Nam thêm 30%, giúp đáp ứng nhu cầu về năng lượng đang gia tăng nhanh chóng.
Theo dự thảo chính sách năng lượng công bố ngày 7/5, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) sẽ dừng tài trợ cho các nhà máy nhiệt điện - nguồn cung cấp năng lượng quan trọng ở các nước đang phát triển.
Theo ADB, động lực thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là lĩnh vực sản xuất theo hướng xuất khẩu, đầu tư gia tăng và thương mại mở rộng, bất chấp sự bùng phát Covid-19 ở các nước láng giềng.
Nhóm NGO cho biết ADB đã cho các dự án khí đốt ở châu Á vay 4,7 tỉ USD kể từ tháng 12/2015, khi mà khoảng 200 quốc gia ký Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Theo tuyên bố chung, các bộ trưởng và thống đốc nhất trí rằng các chiến dịch tiêm chủng vaccine đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế khu vực Đông Nam Á.
Báo cáo của ADB nhận định, đà tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục, nhờ các chương trình cải cách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và sự tham gia của Việt Nam vào nhiều hiệp định thương mại tự do...
Sáng 9/4, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường kết hợp với Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “Lồng ghép chống chịu biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường để phát triển các đô thị xanh loại II".