Nước là một trong những nguồn tài nguyên quý giá nhất mà con người cần khi chúng ta đi khắp Hệ Mặt trời, đến các thế giới khác. Một nghiên cứu mới cho thấy nguồn nước trên Trái Đất được tạo ra từ Mặt Trời.
Nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở phường Tân Dân (TP.Chí Linh, tỉnh Hải Dương) có mùi hôi thối và xuất hiện nhiều bọt trắng khiến người dân nghi ngại.
Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ, chất hóa học perchlorate có trong nước đã có thể được loại bỏ dễ dàng nhờ một chất xúc tác.
Những tháng đầu năm 2021 tại ĐBSCL, nhất là khu vực ven biển, đã xảy ra tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt cục bộ, giá nước ngọt tăng cao, ảnh hưởng tới sản xuất, sinh hoạt.
Kiểm toán việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Kông gắn với việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (SDG) là nội dung quyết định vừa được Kiểm toán Nhà nước Việt Nam công bố.
ĐBSCL từng được đánh giá là khu vực giàu có về tài nguyên nước. Tuy nhiên, từ vùng nông nghiệp trù phú bậc nhất cả nước, ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ mất an ninh lương thực và khó đạt được các mục tiêu phát triển bền vững do suy giảm nguồn nước.
Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm nguồn nước mặt cũng như nước ngầm do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa, sự gia tăng dân số và ô nhiễm môi trường... đang đe dọa đến an ninh nguồn nước.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 36/CT-TTg về chủ động triển khai các biện pháp ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô 2020 - 2021 ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Nguồn nước, công trình cấp nước và quy trình sản xuất, truyền tải, cung cấp nước sạch phải được giám sát nghiêm ngặt, liên tục để bảo đảm nước sạch được cung cấp phục vụ đời sống, sinh hoạt của nhân dân có chất lượng tốt nhất và tuyệt đối an toàn.
Để chủ động nguồn nước, không phụ thuộc nước ngoài phải thực hiện phương châm “4 tại chỗ”: sinh thủy tại chỗ; giữ nước tại chỗ; bảo vệ tại chỗ; điều hành, vận hành, phân phối tại chỗ.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết Việt Nam có lượng mưa, lượng nước chảy bao gồm nước nội địa và nước quốc tế khá phong phú nhưng hơn 63% lượng nước là từ nguồn nước xuyên biên giới chảy vào.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của rìa đông nam vùng áp thấp nóng phía tây kết hợp với hiệu ứng phơn cho nên ngày 8-6, các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ phổ biến từ 35 đến 38°C, có nơi hơn 38°C; riêng vùng núi Bắc Trung Bộ có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất hơn 39°C. Đợt nắng nóng này có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới, nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cao cháy rừng ở các tỉnh Trung Bộ. Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: cấp 1.
Độ trong của nước là một chỉ số đáng tin cậy để định lượng hiện tượng phú dưỡng - một dạng biểu hiện của ao hồ bị ô nhiễm do dư thừa các chất dinh dưỡng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị EVN chỉ đạo các chủ hồ phối hợp chặt chẽ với các địa phương để bảo đảm việc vận hành xả nước của các hồ chứa phù hợp với yêu cầu sử dụng nước ở hạ du.
Nằm về duyên hải phía Đông, huyện Gò Công Tây của tỉnh Tiền Giang là một trong những địa phương gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt. Nhiều nơi nhân dân phải chịu đựng thiếu nước ngọt gay gắt.
“Trong mỗi giọt nước ngọt chứa hàng ngàn phân tử hữu cơ khác nhau mà trước đây không được chú ý. Bằng cách đo lường sự đa dạng của các phân tử này và cách chúng tương tác với môi trường xung quanh đã cho biết về ảnh hưởng của các phân tử hữu cơ đến hoạt động của hệ sinh thái nước ngọt và có thể góp phần vào phát thải khí nhà kính” - Nghiên cứu mới đây của trường Đại học Cambridge, Vương Quốc Anh cho biết.
Chiều 18/3, ông Châu Trần Vĩnh – Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN&MT) cho biết: Kết quả ban đầu của dự án “Xây dựng hệ thống theo dõi và quản lý diễn biến nguồn nước phục vụ giám sát việc tuân thủ giấy phép tài nguyên nước và công tác chỉ đạo điều hành” hiện đang phát huy hiệu quả rất tích cực.
Tài nguyên nước của Việt Nam về cả số lượng và chất lượng đều đang đối mặt với những đe dọa ngày càng lớn. Ngân hàng Thế giới (WB) đã chỉ ra 3 điểm mấu chốt: “quá bẩn, quá ít, quá nhiều”, mà Việt Nam cần giải quyết để giảm thiểu những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.