Theo tính toán kế hoạch vận hành hệ thống điện năm 2025, dự kiến các nhà máy nhiệt điện than sẽ được huy động ở mức cao trong mọi kịch bản tăng trưởng phụ tải.
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt khung giá phát điện năm 2023. Theo đó, khung giá phát điện cho nhà máy nhiệt điện than là 0 - 1.559,70 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Theo báo cáo mới nhất từ Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho thấy nồng độ ba loại khí nhà kính chính trong khí quyển đều đạt mức cao kỷ lục vào năm 2021.
Trong bối cảnh các dự án nhiệt điện đang phải tìm cổ đông mới tham gia và tìm nguồn vốn, việc triển khai rất khó khăn. Do đó, trong tính toán quy hoạch lần này, Bộ Công Thương không đưa 6.800 MW các dự án này vào cân đối và bù bằng các nguồn khác.
Một loại gạch mới có khả năng lưu trữ nhiệt năng khoảng 1 kWh được tạo ra, với độ bền ước tính lên tới 30 năm. Đây là sáng chế lý tưởng để giúp các nhà máy nhiệt điện than chuyển dần sang hoạt động không dùng nhiên liệu hóa thạch.
Nhiều nhà máy điện than trên toàn quốc đã không được xem xét để phát triển trong thời gian tới tại các khu vực như Hải Phòng, Quảng Ninh, Long An, Bạc Liêu,… và được thay thế bằng các nguồn điện khí LNG thân thiện hơn với môi trường.
Để nhận được sự hỗ trợ của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) trong việc xúc tiến đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than trong khu vực, các nước Đông Nam Á phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của chương trình. Nhiều thách thức đã được đặt ra.
Từ đầu năm đến nay, tỷ lệ tiêu thụ tro xỉ phát sinh của các nhà máy nhiệt điện than tại Việt Nam đang đạt mức kỷ lục là 95%, góp phần bảo vệ môi trường hiệu quả.
Nhiên liệu phải nhập khẩu, nguồn tài chính quốc tế cho các dự án mới ngày càng khó khăn khiến nhiệt điện than trở nên đắt đỏ trong khi không nhận được sự ủng hộ của các địa phương và người dân.
UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công văn số 6674/UBND-CN về việc đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.
Theo một nghiên cứu mới của ĐH Oxford (Anh), khi so sánh giai đoạn 2007-2010 với giai đoạn 2017-2020, chi phí vay để đầu tư cho các dự án năng lượng tái tạo đã giảm trung bình 12% đối với điện gió trên bờ và 24% đối với điện gió ngoài khơi.
Than trong nước sẽ không đủ cho các nhà máy nhiệt điện trong tương lai. Vì vậy, các nhà máy nhiệt điện than mới vào vận hành trong giai đoạn tới đều phải sử dụng than nhập khẩu từ nước ngoài.
Các nhà máy nhiệt điện than tạo ra điện với giá thành rẻ, giúp tăng khả năng tiếp cận điện của các vùng kinh tế khó khăn, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm đói nghèo. Tuy nhiên, các nhà máy này cũng là tác nhân xả thải hàng tỉ tấn CO2 gây biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Bài toán đặt ra với nhiệt điện than là làm sao để cân bằng lợi ích giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
Nhiệt điện than (NĐT) đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia cho phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ đời sống nhân dân. Tuy nhiên, để phát triển NĐT, cần ưu tiên lựa chọn các công nghệ tiên tiến, hiện đại, giảm tiêu thụ nhiên liệu, cũng như giảm phát thải ra môi trường.
Để giải quyết các vấn đề ô nhiễm do nhiệt điện than gây ra, một số quốc gia châu Á đều có những chính sách quyết liệt và hiệu quả để thúc đẩy sự phát triển của năng lượng tái tạo, giảm sự lệ thuộc vào than đá và các loại nhiên liệu hóa thạch khác.