Chủ nhật, 24/11/2024 06:54 (GMT+7)
Thứ tư, 07/02/2024 10:40 (GMT+7)

Những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ ngày Tết cần tránh

Theo dõi KTMT trên

Theo quan niệm dân gian, khi lau dọn bàn thờ phải tránh những điều kiêng kỵ này để gia đình không gặp vận hạn trong năm mới.

Những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ ngày Tết cần tránh - Ảnh 1

Không được xê dịch bát hương

Khi lau dọn bàn thờ không được xê dịch bát hương hay nhấc bát hương ra mà chỉ nên dùng khăn chuyên cho việc lau dọn đồ thờ đã có nhúng nước ngũ vị hương lau thành bát hương để bớt bụi bám trên đó. Một tay giữ cố định bát hương một tay lau mặt trước bát hương ( lâu mặt nhật nguyệt trước tiên rồi mới lau chỗ khác).

Các nhà tâm linh cho rằng, bàn thờ là nơi linh thiêng, phù hộ cho gia đình bình an, ấm no và hạnh phúc. Do đó, gia chủ không nên tùy tiện động chạm di chuyển.

Tuyệt đối không được dùng nước lạnh để rửa bài vị

Các nhà tâm linh khuyên chúng ta rằng sau khi  dọn dẹp bao sái bàn thờ thì gia chủ nên dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh để lau rửa bài vị, cũng như các vật phẩm đồ thờ cúng khác. Việc lau dọn bàn thờ luôn rất quan trọng nên gia chủ không thể tùy tiện và vội vàng làm qua loa cho xong chuyện được. Khi thực hiện gia chủ  nên cẩn thận và chú ý đến từng chi tiết cũng là cách để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên.

Sắp xếp đồ thờ Phật, thần linh, gia tiên không đúng vị trí

Trước khi mang đồ thờ xuống cọ rửa, thì gia chủ hãy nhớ thật kỹ vị trí để sau đó sắp xếp lại cho đúng nhé. Việc để các đồ thờ cúng sai vị trí có thể ảnh hưởng trực tiếp đến may mắn và tài lộc của gia đình.

Đối với tro, bát hương cũ hoặc các vật phẩm đồ thờ cũ khi muốn thay mới thì gia chủ phải đem đi hóa hoặc thả xuống ao hồ, nơi thoáng mát, sạch sẽ. Với bàn thờ cũ thì nên đi hóa, chứ không nên để nguyên và vứt linh tinh, vừa phạm đại kỵ vừa ô nhiễm môi trường.

Không làm đổ vỡ đồ thờ khi lau dọn

Đồ thờ cúng trên bàn thờ là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng tôn kính với người thân và tổ tiên đã khuất, nên theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất.

Nếu lỡ tay phải mua ngay đồ mới, cúng tiến làm lễ sám hối an vị đồ thờ mới yên lành.

Tránh các dung dịch tẩy rửa mạnh

Khi bao sái bàn thờ, không nên chọn các dung dịch tẩy rửa hóa học mạnh như xà phòng, nước rửa bát, nước lau kính... vì chúng có thể làm hại đến bề mặt bàn thờ và ảnh hưởng đến không khí tâm linh.

Tránh bỏ hết chân nhang

Không nên rút toàn bộ chân nhang trên bát hương, mà nên để lại chân hương cũ (chú ý số lẻ như 3 - 5 - 7 - 9...) để mang ý nghĩa lưu truyền. Chân hương và tàn nhang sau khi bao sái cần được bọc trong giấy sạch và hóa cùng vàng mã, không nên vứt thùng rác hoặc những nơi ô uế.

Không lau dọn bàn thờ vào những ngày cấm kị

Người xưa kiêng không lau dọn bàn thờ vào 3 ngày âm lịch đầu tháng và 3 ngày 14, 15, 16 chúng ta cần lưu ý. Vì theo quan niệm đầu tháng mà lau dọn bàn thờ là tán lộc, tán tài...

Còn 3 ngày 14, 15, 16 là 3 ngày vượng âm trong tháng cũng tránh không nên lau dọn bàn thờ. Bàn thờ là nơi thờ cúng, tổ tiên và là nơi trang nghiêm, tôn kính nhất trong mỗi gia đình.

* Thông tin mang tính tham khảo.

PV

Bạn đang đọc bài viết Những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ ngày Tết cần tránh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới