Những tín hiệu tốt về việc thí điểm dùng cát biển làm vật liệu thi công cao tốc
Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) vừa cho biết sau 5 lần đánh giá, quan trắc nền đường đoạn thí điểm lấy cát biển làm vật liệu đắp cho có dấu hiệu bất thường. Nếu thí nghiệm thành công, cát biển sẽ là nguồn vật liệu mới cho các dự án trọng điểm.
Cát biển là nguồn vật liệu san lấp ổn định
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng dự án “Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng Đồng bằng Sông Cửu Long" nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu cát san lấp cho với các dự án tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Qua đó ta có thể đánh rõ tiềm năng, khả năng khai thác đặc biệt là chất lượng của cát biển liệu có đáp ứng được nguồn vật liệu san lấp hay không.
Thực hiện chỉ đạo, Bộ GTVT phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai nghiên cứu sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường. Từ tháng 8/2023, đoạn tuyến hoàn trả Đường tỉnh 978 thuộc Dự án Cao tốc Hậu Giang-Cà Mau (nguồn cát biển được khai thác tại khu vực mỏ thuộc xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) đã được thi công và đưa vào quan trắc, đánh giá.
Song song với đó chủ đầu tư đã hoàn thành công tác xây dựng định mức khai thác, vận chuyển và thi công cát biển là vật liệu san lấp và hoàn thiện thủ tục liên quan làm cơ sở áp dụng.
Đến nay, qua kỳ thí nghiệm, quan trắc, đánh giá nền đường đoạn thí điểm cho kết quả ổn định. Các thông số môi trường như nước ngầm, nước mặt hay chỉ số kim loại nặng trong đất chưa tăng độ mặn, cũng như sự lan truyền trong nước ngầm, nước mặt và đất quanh khu thi công.
Ngoài ra, Bộ GTVT cùng Tập đoàn GELEXIMCO và chuyên gia tập đoàn Boskalis Hà Lan đã tổ chức làm việc trực tiếp để cung cấp thông tin về việc thí điểm sử dụng cát biển để tham khảo và học hỏi kinh nghiệm. Chuyên gia từ Tập đoàn Boskalis đã chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn tại Hà Lan về các thông tin cụ thể như thiết kế, công nghệ thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật,....
Bộ GTVT khẳng định thời gian tới sẽ tiếp tục quan trắc, đánh giá và dự kiến cuối năm 2023 sẽ có kết quả. Nếu thành công, Bộ GTVT cho biết cát biển sẽ là nguồn vật liệu san lấp cho các dự án tại ĐBSCL.
Cần có đánh giá toàn diện
Tại phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội trong Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV vào ngày 8/6, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng chi biết việc thí điểm cát biển được thực hiện theo đúng quy chuẩn. Về vấn đề chịu tải sẽ được quan trắc từ nay đến cuối năm nhưng kết quả ban đầu khá là khả quan bởi chỉ riêng Sóc Trăng là 14 tỷ m3 cát biển, Bộ trưởng thông tin thêm.
Đại diện Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ GTVT) báo cáo tiến độ triển khai công tác thí điểm lấy cát biển làm vật liệu thi công nền đường nhận định các quy trình thủ tục đang được đốc thúc thực hiện. Trong điều kiện thuận lợi, đến trung tuần tháng 12/2023, Hội đồng thẩm định sẽ xem xét, đánh giá kết quả thí điểm cát biển làm vật liệu thi công hạ tầng giao thông một cách toàn diện.
Liên quan đến vấn đề sử dụng cát biển thay thế cát sông làm vật liệu san lấp, ông Võ Quang Diệm, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam cho biết việc đưa cát biển vào xây dựng đang vô cùng khó khăn, bởi mức độ quản lý của địa phương chưa bài bản. Ngoài ra cát biển là nguồn tài nguyên khoáng sản đamg ở mức độ làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc thẩm quyền quản lý của các địa phương.
Chuyên gia còn cho rằng đưa khoáng sản trở thành vật liệu xây dựng phải xuất phát từ cơ sở khoa học, pháp lý,... một cách tổng thể. Về pháp lý cần đánh giá, khảo sát trữ lượng, chất lượng cát chứ không phải ta có thể khai thác ở bất cứ đâu. Khai thác cát quá mức có thể thay đổi dòng chảy, sạt lở bờ biển và ảnh hưởng đến môi trường nên phải quy hoạch có biện pháp cấp phép và quản lý.
Cùng bàn về vấn đề này, TS. Nguyễn Bá Việt – Trưởng ban Tiêu chuẩn bê tông cốt thép, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng nhận định về tính chất cơ lý, cát biển có thể đáp ứng việc làm nền đường giao thông. Tuy nhiên tính chất chất hóa cụ thể là khả năng tiết muối ăn hay một số hóa chất khác ra ra môi trường và việc này có thể ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Do đó cần nghiên cứu, tìm cách hạn chế vì quá trình có thể xảy ra nhiều năm chứ không chỉ mỗi lúc mới làm đường.
Thêm nữa, độ ổn định của công trình cũng cần được quan tâm. Phải làm sao để thể tích, cát không bị chất, kết cấu vật liệu bằng chất kết dính, đất, bùn bao học lại không để cát không bị chảy. Để cát không chảy ra ngoài có thể đắp bên trong nền đường.
Việc cung cấp vật liệu san lấp cho các dự án khu vực ĐBSCL là rất cấp bách nhưng không vì thế mà ta nhanh chóng đưa cát biển vào thay thế. Để phát triển bền vững, ta cần tính toán và đánh giá cẩn trọng để vừa bảo vệ môi trường vừa đảm bảo tiến độ của các dự án trọng điểm.
Phạm Thu