Sáng ngày 27/6, Quốc hội chính thức thông qua dự Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ với 388/450 đại biểu tham gia tán thành, trong đó có quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế khi lái xe.
UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành công văn số 2570 về việc tiếp tục quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về sử dụng rượu, bia, chất có cồn khi tham gia giao thông.
Sau giờ hành chính, khi màn đêm buông xuống, CSGT lại càng vất vả hơn. Họ nhiều khi phải thức trắng đêm, làm việc rất căng thẳng và thường xuyên phải đối mặt với hiểm nguy khi gặp những “quái xế” phóng xe máy bạt mạng trên đường.
Chiều 3/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Công điện gửi các bộ, cơ quan về việc chấp hành quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Bị CSGT Bình Dương yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, người đàn ông ngồi sau xe máy quyết ngăn không cho bạn mình thổi vào máy đo nồng độ cồn vì sợ lây Covid-19.
Sáng nay (4/2), Trung tá Vũ Anh Điệp - Phó trưởng phòng Tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) Bộ Công an thông tin, qua 1 tháng thực hiện xử phạt theo Nghị định 100, đã có gần 20.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Cục Cảnh sát giao thông ngày 17/1 cho biết, các phương tiện ngay sau khi qua trạm thu phí sẽ được yêu cầu đi chậm và dừng trước chốt kiểm tra nồng độ cồn. Kế hoạch này sẽ được triển khai không chỉ trong dịp Tết Nguyên đán mà kéo dài cả năm 2020.
Cục Cảnh sát giao thông (CSGT, Bộ Công an) cho biết, đối với việc người ăn hoa quả hoặc uống siro, Cục CSGT đã tổ chức hơn 150 lần lấy mẫu test đều cho ra kết quả không làm tăng nồng độ cồn.
Với mức xử phạt tăng nặng đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn, nhiều ý kiến cho rằng, các quy định trong Nghị định 100/CP không thống nhất với Luật Giao thông đường bộ hiện hành, gây khó cho người tham gia giao thông.
Sau 5 ngày thực hiện Nghị định 100, Cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý 1.518 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, một số địa phương có kết quả xử lý cao như Tây Ninh, Bắc Giang, Đắk Lắk, Hà Nội...
Một lượng nhỏ cồn trong thực phẩm, trong thuốc cũng có thể làm bạn có dương tính giả với nồng độ cồn. Thậm chí, người trào ngược dạ dày thực quản và người mắc hội chứng tự sinh rượu cũng sẽ cho kết quả dương tính khi kiểm tra. Vậy đâu là những lưu ý để bạn có thể tránh được những dương tính giả?
Sau 2 ngày (1 và 2/1/2020) ra quân thực hiện Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý 615 trường hợp vi phạm nồng độ cồn và phạt số tiền 816.800.000 đồng.
Theo Nghị định số 100/2019 áp dụng từ ngày 1/1, khi lái xe có nồng độ cồn trong máu, hơi thở sẽ bị xử phạt sẽ rất nặng. Mức phạt thấp nhất là 200.000 đồng.