Lợi nhuận sau thuế của VIWASUPCO đạt 201,41 tỷ đồng, tăng 115% so với kế hoạch đề ra. Có thể thấy, lợi nhuận sau thuế của VIWASUPCO so với doanh thu là con số ấn tượng (36,7%).
Mới đây, Công ty cổ phần VIWACO là đơn vị tiếp nhận nguồn nước sông Đà cung cấp cho khu vực Tây Nam Hà thông báo thời gian dự kiến ngừng cấp nước tới khách hàng từ 4h30 - 14h30 ngày 2/8.
Lần thứ 3 trong năm 2020, đường ống truyền tải nước sạch sông Đà bị vỡ, rò rỉ nước tại vị trí km17 + 300 trên đại lộ Thăng Long khiến nhiều khu dân cư ở Hà Nội bị tạm dừng cấp nước.
Liên quan đến sự cố rò rỉ đường ống nước sông Đà sáng ngày 8/7 khiến nhiều hộ gia đình ở Hà Nội bị cắt nước giữa ngày nắng nóng, Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) cho biết, đã cấp nước trở lại vào lúc 18h30 cùng ngày.
Ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, sự cố nước sạch sông Đà nhiễm bẩn là 1 trong số 10 sự kiện nổi bật của ngành tài nguyên và môi trường năm 2019 vừa được Bộ trưởng Trần Hồng Hà ký công bố.
Từ sự cố nguồn nước sông Đà nhiễm dầu, câu chuyện nước sạch và cung cấp nước sạch đảm bảo an toàn đến người dân đang được xã hội quan tâm. Những băn khoăn về chất lượng nước sạch, giá nước sinh hoạt đã được nêu ra tại Tọa đàm về Giá nước sinh hoạt, vừa tổ chức tại Hà Nội.
Mỗi năm Công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) đều thu về lợi nhuận hàng trăm tỉ đồng, biên lãi gộp rất cao hơn 50%. Thế nhưng, sau bê bối nước máy của sông Đà bị nhiễm dầu thải thì người dân Hà Nội khó có thể chấp nhận cách kinh doanh của Viwasupco đặt lợi nhuận cao hơn sức khoẻ người tiêu dùng.
Hà Nội có công văn yêu cầu tất cả các nhà máy nước sạch, các nhà phân phối nước sạch phải kết nối hệ thống quản lý vận hành, các trạm quan trắc chất lượng nước tới Trung tâm quản lý, điều tiết, giám sát hệ thống cấp nước sạch.
Nhắc đến sự cố nước sạch sông Đà, ô nhiễm không khí ở 2 thành phố lớn, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên) đặt câu hỏi: “Thở, ăn, uống, đều nguy hiểm thì chất lượng cuộc sống có thực sự tăng cao?”.
Kết quả xét nghiệm mẫu nước hằng ngày của Sở Y tế Hà Nội trong một tuần qua cho thấy, hiện nay nguồn nước sạch cung cấp cho người dân đã đảm bảo an toàn.
Ngày 25/10, tổ xử lý hiện trường của Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam tiếp tục cho hút bùn trên kênh dẫn nước sạch sông Đà để loại bỏ dầu bám dính, sau khi đã múc bùn đất từ khe núi, lòng suối chảy vào kênh dẫn.
Trước khi lời xin lỗi muộn màng được đưa ra, Viwasupco đã từng khăng khăng khẳng định mình mới là đơn vị chịu thiệt hại nhiều nhất sau sự cố sông Đà...
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Công ty Cổ phần Đầu tư Nước sạch Sông Đà đã chưa đưa ra giải pháp đúng đắn, kịp thời và không chú ý đến sức khỏe, không lường hết tác hại có thể gây cho người dân.
Liên quan đến vụ nước sạch sông Đà nhiễm dầu, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, nếu doanh nghiệp cung cấp nước không đáp ứng được yêu cầu, "lúc nào TP cũng có quyền cắt hợp đồng, chọn doanh nghiệp khác"
Sau hàng loạt bê bối, người dân Hà Nội vẫn phải dùng nước sạch sông Đà. Phải chăng do vị thế độc quyền cung cấp nước nguồn của Viwasupco đã khiến người dân không còn sự lựa chọn nào khác?