IQAir (ứng dụng theo dõi chất lượng không khí trên toàn thế giới) sáng ngày 6/3 xếp hạng Hà Nội vào vị trí đứng đầu thế giới về mức độ ô nhiễm không khí. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp Hà Nội chìm trong sương mù dày đặc.
Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 35.4 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO. Sáng nay, Hà Nội cũng đứng đầu danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Mới đây, Thái Lan vừa công bố kế hoạch điều 30 máy bay tạo mưa trên cả nước nhằm ứng phó với ô nhiễm không khí. Quyết định trên còn nằm giảm bớt tác động của biến đổi khí hậu với ngành nông nghiệp.
Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí trên địa bàn.
Hàn Quốc và Mỹ vừa cho biết sắp khởi động chiến dịch nghiên cứu tìm kiếm nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trên khắp châu Á vào mùa Đông. Đây được coi là nỗ lực giải quyết tốt hơn các thách thức về chất lượng không khí.
Thời gian gần đây tình trạng sương mù đặc quánh tại Hà Nội diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên đây là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên vào mùa đông do độ ẩm không khí cao.
Nội các Thái Lan vừa tán thành dự Luật mang tên “Đạo luật Không khí sạch” nhằm giải quyết tình trạng chất lượng không khí kém ở các thành phố của quốc gia này. Đây cũng là hành động mạnh tay của chính quyền nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.
UBND TP. Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, giám sát, không để xảy ra hoạt động đốt rơm rạ,... tại các khu vực gần quốc lộ, tỉnh lộ, sân bay Nội Bài. Qua đó nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường thành phố.
Theo hệ thống theo dõi chất lượng không khí IQAir, sáng nay Hà Nội và TP.HCM cùng nằm trong nhóm 10 thành phố có mức độ ô nhiễm không khí cao. Bầu trời của cả thành thành phố chìm trong bầu không khí màu trắng đục như sương mù, đến gần trưa mới tan.
Những ngày qua, đặc biệt là từ cuối tháng 11/2023, theo ghi nhận từ ứng dụng IQAir, Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc ở trong tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm bụi mịn ở chỉ số cao.
Theo Tổ chức đo chất lượng không khí thế giới (Air Visual), hôm nay (28/11) Hà Nội đứng thứ 4 trong danh sách 100 thành phố có chất lượng không khí thấp nhất thế giới.
Khu vực Nam Á đang được coi là điểm nóng về ô nhiễm không khí. Trong khi đó Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) vừa cảnh báo Nam Á còn phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước do tác động của biến đổi khí hậu.
Tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng đang “tấn công” các quốc gia Nam Á như Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, khiến nhiều trường học, công trình xây dựng phải dừng hoạt động.
Chất lượng không khí tại Thủ đô New Delhi, Ấn Độ lại nằm ở mức báo động. Chính phủ phải cho đóng cửa trường học từ ngày 10/11 và lên kế hoạch gây mưa nhân tạo để hạn chế ô nhiễm không khí.
Thái Lan dự báo ô nhiễm không khí trầm trọng hơn trong năm nay; Khởi công cải tạo rạch Xuyên Tâm vào tháng 8/2024; 4 nữ du khách nước ngoài bị lũ cuốn ở Lâm Đồng.
Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), mỗi năm có khoảng 2 tỉ tấn bụi xâm nhập bầu khí quyển, làm bầu trời tối đen và gây hại cho chất lượng không khí ở những khu vực cách xa hàng nghìn km.
Ống khói của Nhà máy sản xuất hơi – Công ty CP tập đoàn Tín Thành (đường số 7, thuộc Khu công nghiệp Liên Chiểu, phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) liên tục nhả ra các cột khói đen khiến người dân lo lắng về vấn đề ô nhiễm môi trường.
Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có công văn yêu cầu các sở, ngành và địa phương thường xuyên kiểm tra, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp đổ thải không đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường.