IQAir (ứng dụng theo dõi chất lượng không khí trên toàn thế giới) sáng ngày 6/3 xếp hạng Hà Nội vào vị trí đứng đầu thế giới về mức độ ô nhiễm không khí. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp Hà Nội chìm trong sương mù dày đặc.
Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 35.4 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO. Sáng nay, Hà Nội cũng đứng đầu danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Theo hệ thống theo dõi chất lượng không khí IQAir, sáng nay Hà Nội và TP.HCM cùng nằm trong nhóm 10 thành phố có mức độ ô nhiễm không khí cao. Bầu trời của cả thành thành phố chìm trong bầu không khí màu trắng đục như sương mù, đến gần trưa mới tan.
Những ngày qua, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc ghi nhận ô nhiễm không khí ở mức báo động, các chỉ số đều ở ngưỡng gây hại cho sức khỏe người dân. Chất lượng không khí sống còn được ví là “sát thủ thầm lặng, là nguyên nhân của nhiều căn bệnh.
Nồng độ bụi PM2.5 trên toàn thành phố vượt ngưỡng quy chuẩn quốc gia. Đặc biệt, các quận Đống Đa, Ba Đình và Hai Bà Trưng có tỉ suất tử vong cao do những bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí so với các quận, huyện khác.
Theo ghi nhận của ứng dụng PAM Air, lúc 10h sáng nay, hầu hết các hệ thống trạm quan trắc chất lượng không khí ở Thủ đô Hà Nội đều cho kết quả chỉ số ở ngưỡng màu màu vàng (mức trung bình) và màu cam (mức kém).
Theo Chỉ thị 15/CT-UBND của UBND TP.Hà Nội, từ đầu năm 2021, trên địa bàn thành phố sẽ xoá bỏ hoàn toàn việc sử dụng bếp than tổ ong. Tuy nhiên, đến thời điểm này nhiều nơi vẫn sử dụng loại bếp gây ô nhiễm môi trường này.
Sáng nay (14/1), chất lượng không khí của Thủ đô Hà Nội suy giảm nghiêm trọng, nhiều khu vực có chỉ số chất lượng không khí (AQI) lên mức đỏ, trong khi đó Airvisual xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 5 thế giới.
Chuyên gia khuyến cáo, ô nhiễm không khí ở Hà Nội sẽ còn kéo dài ít nhất từ nay đến 2030. Nếu không hành động ngay thì đến thời điểm 2030 sẽ có biến chuyển.
Tổng cục Môi trường cho biết, trong tháng 12/2020 chất lượng không khí tại Hà Nội nhiều ngày ở mức "kém", đặc biệt, những ngày cuối tháng 12 và đầu tháng 1/2021, chỉ số AQI đã chạm mức "xấu".
Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay là do khí thải từ các loại xe máy cũ nát lưu thông trên đường phố. Tuy nhiên, việc thu hồi, xử lý các phương tiện này liệu có khả thi?
Sáng nay (5/1), trang Airvisual xếp hạng Hà Nội vị trí thứ 2 trong tổng số 10.000 thành phố ô nhiễm không khí nhất trên thế giới với AQI là 270, nồng độ bụi mịn là 217,2 µg/m³.
Ô nhiễm không khí, bụi mịn ngày càng nghiêm trọng và trở thành bài toán khó giải quyết tại Việt Nam nhất là tại các khu đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội, TP.HCM,…
Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội đã bắt đầu trở lại khoảng 2 tháng nay, trong đó, tháng 11 bắt đầu có những ngày mức độ ô nhiễm nghiêm trọng hơn, tính đến 21/11 đã có đến 11 ngày ở mức cảnh báo màu đỏ.
Nhiều năm qua, việc đốt rơm rạ sau thu hoạch đã trở thành thói quen lâu đời của người dân. Để hạn chế tình trạng này, Hà Nội triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhưng dường như vẫn chưa thể mang lại hiệu quả.
Trong một tuần qua, chất lượng không khí giữa các đô thị cơ bản vẫn duy trì ở mức tốt và trung bình, riêng Thủ đô Hà Nội vẫn là đô thị có mức độ ô nhiễm bụi mịn PM2.5 cao nhất.