Nhằm phát triển làng nghề, thời gian qua, TP Hà Nội đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách. Đặc biệt là tập trung phát triển các cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển làng nghề bền vững.
CCN làng nghề Vân Từ, tại thôn Từ Thuận, xã Vân Từ huyện Phú Xuyên có diện tích gần 7ha, với tổng mức đầu tư 185 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn có ý kiến chưa đồng thuận từ phía người dân địa phương.
Dự án Cụm công nghiệp Phương Trung, huyện Thanh Oai do Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hạ tầng Liên Việt làm chủ đầu tư, có quy mô 9,06 ha. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 200 tỷ đồng.
Ngày 14/9/2023, UBND TP.Hà Nội phê duyệt kết quả trúng đấu giá 21 thửa đất Lô C cụm công nghiệp Thanh Thùy nhưng chỉ có duy nhất 01 hộ là người địa phương. Hiện các sàn giao dịch BĐS đang giao bán từ 16-20 triệu/m2, tùy vị trí.
Theo Quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn huyện Hoài Đức được quy hoạch 15 CCN với diện tích 223,78ha. Đến nay, có 12 CCN đã có quyết định thành lập, trong đó 10 CCN đang hoạt động, 2 CCN đang triển khai thủ tục thành lập.
Theo các chuyên gia, để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề thì điều đầu tiên là phải di dời các làng nghề gây ô nhiễm vào hoạt động trong CCN tập trung, nơi có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ...
Theo số liệu thống kê của Hà Nội, 60/65 làng nghề ô nhiễm môi trường, chỉ có 6/65 làng nghề đạt các tiêu chuẩn an toàn môi trường. Vậy để giải quyết bài toán làng nghề ô nhiễm này ra sao?
Bộ TN&MT đã ban hành quyết định về việc thành lập Tổ giám sát về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở và chủ đầu tư hạ tầng tại Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá - Văn Môn, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
UBND TP.Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, 100% làng nghề được công nhận đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường, khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn TP.Hà Nội.
Bên cạnh lợi ích kinh tế, sự phát triển của các khu công nghiệp và làng nghề cũng gây sức ép lớn tới môi trường, đòi hỏi các địa phương phải triển khai nhiều giải pháp kiểm soát ô nhiễm nhằm hướng đến mục tiêu phát triển công nghiệp xanh, bền vững.
Theo kế hoạch của UBND TP.Hà Nội, đến hết năm 2025, Hà Nội phấn đấu hoàn thành 100% chất thải nguy hại ở các làng nghề, các khu, cụm công nghiệp được xử lý; 100% làng nghề được công nhận của Hà Nội đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường.
Làng nghề là một phần quan trọng của nông thôn Việt Nam, kinh tế và văn hóa Việt Nam. Việc “giải cứu” làng nghề khỏi tình trạng ô nhiễm, mai một là một trong những vấn đề cấp thiết của các nhà quản lý hiện nay.
Trong năm 2021, TP.Hà Nội sẽ tập trung rà soát đánh giá, phân loại 165 làng nghề, từ đó, đưa ra các phương án đầu tư, bảo vệ môi trường làng nghề hiệu quả.
Từ hơn 10 năm nay, người dân dọc hai bên bờ sông Ngũ Huyện Khê, đoạn chảy qua phường Phong Khê (TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) đang phải sống chung với nguồn nước ô nhiễm, mùi khí lạ được thải ra từ hàng trăm nhà máy giấy sản xuất trên địa bàn.
Từ nhiều năm qua, tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề tại tỉnh Bắc Ninh đã liên tục gia tăng đến mức báo động. Vì vậy, UBND tỉnh đã có quyết định về việc điều tra, giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường...
Nhiều năm qua, tình trạng ô nhiễm tại sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê gây bức xúc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Dù nguyên nhân gây ô nhiễm được xác định từ lâu, song việc “giải cứu” dòng sông ô nhiễm vẫn bất khả thi.
Mới đây, ngày 29/4, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành 6 quyết định xử phạt và đình chỉ hoạt động của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sản xuất giấy trên địa bàn phường Phong Khê, TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Hôi thối, ô nhiễm, không khí toàn mùi hóa chất "đến con đỉa còn không sống nổi" là những gì người dân phường Phong Khê (tỉnh Bắc Ninh) chia sẻ với phóng viên báo Tin tức về tình trạng ô nhiễm môi trường tại đây.
Từ một làng làm giấy thủ công bao đời, nay Phong Khê (TP.Bắc Ninh) đã trở thành địa phương sản xuất giấy lớn nhất miền Bắc, với hơn 200 doanh nghiệp đang hoạt động. Song, chính nơi đi đầu trong phát triển làng nghề ấy lại trở thành nơi ô nhiễm nhất.