Biến đổi khí hậu đang phá vỡ các hình thái thời tiết, dẫn đến thời tiết cực đoan, gây trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm và ô nhiễm nguồn nước. Những tác động này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và lượng nước con người cần để sinh tồn.
Quản lý và bảo vệ nguồn nước chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Điều này thì ai ai cũng hiểu và được tuyên truyền hàng ngày, hàng giờ, nhưng, quản lý và bảo vệ cụ thể như thế nào thì lại luôn là một bài toán khó.
"Mô hình cộng đồng quản lý và bảo vệ nguồn nước khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì-Thí điểm tại xóm Dy (Ba Vì, Hà Nội)" do Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam triển khai được đánh giá là phương án hiệu quả giúp thay đổi cách ứng xử với tài nguyên nước.
Biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp. Cùng với các hiện tượng thiên tai, hạn hán dẫn đến xâm nhập mặn khiến cho nguồn nước sạch tại ĐBSCL, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, ngày càng khan hiếm.
Chương trình Nước quốc gia sẽ hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an ninh nguồn nước và năng suất sử dụng nước thông qua 3 trụ cột chính: Duy trì nguồn nước và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước; Tăng năng suất và hiệu suất sử dụng nguồn nước; Đảm bảo an ninh nguồn nước.
Các chuyên gia cho rằng, cần tăng cường biện pháp giám sát, kiểm soát nguồn thải ra các lưu vực sông; chủ động giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh, nhất là chương trình phối hợp nhằm kiểm soát ô nhiễm nước sông liên tỉnh vào mùa khô.
Đã đến lúc, việc quản lý và xử lý nước thải cần được quan tâm hơn ở mọi khâu quy hoạch, chính sách, công nghệ, quản lý và vận hành. Trong đó, cần xử lý an toàn, tái sử dụng nước thải đô thị cho các không gian xanh, tưới và làm sạch đô thị.
Quản lý tài nguyên nước sẽ góp phần khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo “an ninh nguồn nước” cho hiện tại và tương lai.
Mỗi năm mùa mưa tới, người dân nuôi cá trên sông La Ngà (Đồng Nai) phải sống trong sự lo sợ cá chết hàng loạt bởi thay đổi thời tiết khiến các chất thải tồn đọng làm nước thiếu oxy.
Bên cạnh lợi ích kinh tế, sự phát triển của các khu công nghiệp và làng nghề cũng gây sức ép lớn tới môi trường, đòi hỏi các địa phương phải triển khai nhiều giải pháp kiểm soát ô nhiễm nhằm hướng đến mục tiêu phát triển công nghiệp xanh, bền vững.
Theo đề nghị của Thứ trưởng Lê Công Thành, cần nhanh chóng hoàn thiện dự thảo phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước trình Chính phủ phê duyệt để Nghị định đi vào cuộc sống, góp phần quản lý hiệu quả tài nguyên nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
Với chủ đề “Nước ngầm - Biến nguồn tài nguyên vô hình thành hữu hình”, Ngày Nước thế giới năm nay nhấn mạnh vai trò quan trọng của nước ngầm trong hệ thống nước và vệ sinh, nông nghiệp, công nghiệp, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức, khủng hoảng đối với môi trường, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Từ đó, cần thiết xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên sức khỏe cộng đồng.
An ninh nguồn nước là loại an ninh đặc biệt, tác động đến sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, việc đảm bảo an ninh nguồn nước là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hiện tại.
Theo các chuyên gia nhận định, giảm khai thác nước ngầm quá mức là biện pháp quan trọng nhất để giảm thiểu, hạn chế sụt lún trong tương lai và loại bỏ hậu quả tiêu cực do mực nước biển dâng.
Mới đây, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường phối hợp với Tổng cục Thủy lợi đã bắt quả tang hành vi xả thải trái phép tại cống Xuân Thụy xã Kiêu Kỵ (Gia Lâm - Hà Nội).
Ngoài tác hại đối với sức khỏe, thuốc lá cũng góp phần không nhỏ vào việc hủy hoại môi trường. Các hóa chất độc hại có trong đầu mẩu thuốc lá sẽ ngấm vào hệ sinh thái thủy sinh, đe dọa đến chất lượng nước và sinh vật.
Tình trạng sụt lún ở ĐBSCL được các chuyên gia cảnh báo từ nhiều năm trước đây. Và nguyên nhân chính do con người gây ra, đó là việc khai thác nước ngầm quá mức, làm giảm áp lực nước lỗ rỗng, dẫn đến tăng tốc độ lún lên đến vài cm/năm.
Nước sạch nông thôn là nhiệm vụ quan trọng của cả cộng đồng, nhằm bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ sức khỏe và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu.