Bằng một cách nào đó, các hạt vi nhựa đã xâm nhập vào cơ thể của con người, vượt qua hàng rào bảo vệ não bộ để đi tới cơ quan đầu não trung ương của cơ thể.
Rác thải trong nước bị phân hủy là một trong những nguồn chính gây ô nhiễm vi nhựa đại dương. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy rằng các sợi dây sử dụng trong ngành hàng hải cũng là nguồn thải đóng góp một phần đáng kể.
Theo các nhà khoa học, khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và oxy, loại nhựa mới này sẽ phân hủy hoàn toàn chỉ trong vòng một tuần, không để lại các mảnh vi nhựa gây hại cho môi trường.
Sự gia tăng khối lượng chất thải nhựa ở Việt Nam là điều đáng lo ngại. Theo một nghiên cứu được công bố năm 2015, Việt Nam đứng thứ 4 thế giới trong số các quốc gia thải ra nhiều chất thải nhựa do còn bất cập trong quản lý.
Các nhà khoa học đã phát triển một phương pháp biến đổi rác thải nhựa trở thành những nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu cho máy bay trong chưa đầy 1 giờ.
Không chỉ xuất hiện ở trong đất hay nước, hàng nghìn tấn vi nhựa còn lơ lửng trong không khí hay thậm chí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất tới khắp các lục địa, gây ra những rủi ro tiềm tàng cho hệ sinh thái.
Trước tác động của các hạt vi nhựa tới sức khỏe, môi trường, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật nhằm hạn chế ô nhiễm nhựa. Tuy nhiên, khi đi vào cuộc sống, hoạt động quản lý vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Trong khi con người đang loay hoay với bài toán xử lý rác thải nhựa thì những hạt vi nhựa đã âm thầm len lỏi ở hầu hết các môi trường đất và nước, đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người.
Sáng 5/3, tại Hà Nội, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp với Viện Nghiên cứu vì sự phát triển Pháp (IRD) tổ chức Hội thảo “Ô nhiễm vi nhựa ở Việt Nam: Từ nghiên cứu khoa học đến các can thiệp về chính sách”.
Những mảnh nhựa siêu nhỏ đã được phát hiện ở những nơi xa xôi nhất, từ đáy đại dương đến băng Bắc Cực. Trong cơ thể, chúng ta hít vào và ăn hạt vi nhựa, thậm chí uống nước có chứa nhựa mỗi ngày.