Theo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh dự kiến sẽ có hơn 30,2 nghìn ha đất ở tập trung nhiều ở khu vực TP. Biên Hòa, TP. Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Trảng Bom, Cẩm Mỹ, Long Thành.
Mặc dù bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt 590 triệu đồng vì các hành vi gây ô nhiễm môi trường và bị đình chỉ hoạt động trong vòng 6 tháng nhưng Công ty Huỳnh Gia Phúc chây ì thực hiện khắc phục vi phạm.
Hiện nhiều địa phương tại Đồng Nai đã thành lập ban chỉ đạo và tổ giúp việc để thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn. Tuy nhiên, do là vấn đề mới nên trong quá trình thí điểm, triển khai các công việc liên quan đến chuyển đổi số còn gặp nhiều khó khăn.
Để hoàn thành mục tiêu di dời các doanh nghiệp nằm trong khu dân cư, không phù hợp quy hoạch vào các Cụm Công nghiệp, HĐND tỉnh Đồng Nai đã ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ nguồn vốn để nhà đầu tư hoàn thiện hạ tầng các Cụm Công nghiệp.
Để kinh tế - xã hội có những bước phát triển đột phá, xứng tầm với những tiềm năng vốn có của địa phương, Đồng Nai đang đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn, đây được coi là động lực lớn cho sự phát triển chung của Đồng Nai.
Nhằm sử dụng quỹ đất công có hiệu quả, thời gian qua, UBND tỉnh Đồng Nai đã thường xuyên chỉ đạo các sở ban ngành, UBND các huyện, Thành phố tập trung rà soát, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giải quyết tình trạng lấn chiếm đất công...
Theo tính toán của Ban Quản lý dự án 85, dự kiến nhu cầu về nguồn vật liệu xây dựng đối với 2 dự án thành phần 1, 2 thuộc dự án Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 cần hơn 4,4 triệu m3 đất đắp.
Mặc dù định hướng du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, đột phá của địa phương, nhưng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn còn diễn ra tình trạng nhiều dự án du lịch trọng điểm chậm tiến độ thực hiện, làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của tỉnh.
Nhiều dự án nhà máy xử lý rác tại tỉnh Đồng Nai khi đi vào hoạt động không phát huy được hiệu quả như kỳ vọng. Điều này dẫn tới công tác quản lý rác thải trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, gây lãng phí và kim hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.
Đánh giá nước là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội, tỉnh Đồng Nai đã ban hành nhiều văn bản, quyết định để quản lý, nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước.
Để có nguồn vốn đầu tư hạ tầng giao thông trên địa bàn, tỉnh Đồng Nai đang xây dựng đề án khai thác các khu đất cận kề dự án giao thông để đấu giá thu ngân sách.
Là địa phương có hàng trăm ngàn ha rừng, Đồng Nai sở hữu tiềm năng lớn để sản xuất, mua bán tín chỉ carbon. Để nguồn “tài nguyên” mới này trở thành hiêu quả kinh tế thì Đồng Nai cần xây dựng các đề án, dự án để tận dụng nguồn tài nguyên tự nhiên này.
Tỉnh Đồng Nai dự kiến triển khai gần 80 chương trình, dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH trên toàn địa bàn. Những hoạt động này nằm trong Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Để thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh và chuyển đổi số, Đồng Nai đã ban hành các chính sách nhằm từng bước nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và hình thành cộng đồng doanh nghiệp số trên địa bàn.
Theo khái toán ban đầu của tỉnh Đồng Nai, để chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại – dịch vụ cần đến số tiền “khủng” lên tới 800.000 tỉ đồng.
Vừa qua, UBND tỉnh Đồng Nai đã vận động các cơ sở xây dựng không phép tại Cụm Khu công nghiệp Phước Tân chấp hành việc di dời, hạn chót là đến cuối năm 2025.
Theo định hướng của tỉnh Đồng Nai, đến năm 2025 địa phương này sẽ xây dựng 10.000 căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân để đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho người dân.
Dofico là một trong 3 doanh nghiệp Nhà nước đang quản lý số vốn, đất đai lớn nhất tỉnh Đồng Nai, thế nhưng hàng trăm ha đất tại dự án Khu liên hợp công nông nghiệp Dofico lại đang bị bỏ hoang và đề xuất trả lại cho Nhà nước.
Trước việc lượng rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các chuyên gia cho rằng, địa phương này cần sớm triển khai các dự án nhà máy điện rác đã được quy hoạch để xử lý triệt để, tăng khả năng tái sử dụng và giảm chôn lấp rác.