Sáng nay (16/9), tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan, đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết 36.
Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định 1280/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 203/QĐ-TTg về việc thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.
Để trở thành quốc gia biển mạnh, Việt Nam cần tăng cường quản trị phát triển kinh tế biển đảo hiệu quả trên cơ sở khoa học và pháp luật. Về lâu dài, cần phải có giải pháp khôi phục chất lượng và số lượng các thành phần môi trường tự nhiên.
Biển và hải đảo là không gian phát triển nhiều hoạt động kinh tế - xã hội quan trọng. Để trở thành quốc gia mạnh về biển Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển bền vững kinh tế biển, ưu tiên hoàn thiện hành lang pháp lý, đổi mới.
Với bờ biển trải dài hơn 3.260km từ Bắc vào Nam, Việt Nam có lợi thế và tiềm năng to lớn để phát triển các đô thị biển đảo, là trụ cột và động lực để phát triển kinh tế biển.
Thế kỷ XXI được xem là “Thế kỷ của đại dương”. Biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội cũng như vấn đề an ninh quốc gia.
Là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất của nước biển dâng, Việt Nam hiểu rõ giá trị của phát triển kinh tế đại dương bền vững, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, để làm tròn nghĩa vụ bảo vệ biển và đại dương cho các thế sau.
Phát triển thủy sản góp phần quan trọng trong bảo đảm an ninh quốc phòng; đồng thời bảo đảm sinh kế biển bền vững, tăng thu nhập cho người dân, khai thác tài nguyên hợp lý, bảo vệ môi trường biển.
Việc áp dụng cách tiếp cận tài khoản đại dương sẽ hỗ trợ xác định phát triển kinh tế biển một cách bền vững, đóng góp vào quá trình xây dựng chính sách liên quan đến kinh tế biển xanh của Việt Nam.
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ban hành Chỉ thị số 29 yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương thực hiện một số giải pháp cấp bách, góp phần phát triển bền vững kinh tế biển.
Ô nhiễm môi trường biển do rác thải nhựa đã và đang trở thành vấn đề môi trường cấp bách toàn cầu, bởi những ảnh hưởng tiêu cực và tiềm ẩn nhiều nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người.
Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra yêu cầu phát triển bền vững kinh tế biển phải gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng hợp tác quốc tế.
Sáng 20/6, tại Hà Nội đã diễn ra tọa đàm "Tham vấn ý kiến xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam" do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức.