Theo báo cáo của UBND TP. HCM, trong tháng 8 vừa qua, tổng doanh thu ngành du lịch - dịch vụ trên địa bàn đạt khoảng 14.121 tỉ đồng. Trong đó, số du khách quốc tế đến TP. HCM ước đạt 617.198 lượt.
Sở GTVT TP. HCM vừa có đề xuất gửi UBND Thành phố về việc bổ sung thêm 30.500 tỉ đồng vào kế hoạch vốn giai đoạn 2021 - 2025 để đầu tư 11 dự án giao thông trọng điểm, giải quyết ùn tắc và tăng kết nối cảng biển.
UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định uỷ quyền, phân công cho UBND các quận, huyện, TP. Thủ Đức quyền tự quyết việc cải tạo các chung cư cũ. Tuy nhiên, việc cải tạo chung cư cũ tại TP.HCM đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về nguồn vốn và cơ chế.
Từ nay 25/8, Quyết định 28/2022 của UBND TP. HCM ban hành Quy định về hệ số điều chỉnh giá đất đã chính thức có hiệu lực. Theo đó, giá đất ở tăng từ 3-15 lần, đất nông nghiệp tăng từ 7-35 lần giá đất trong bảng giá do Nhà nước ban hành.
Nhằm triển khai phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ một cách hiệu quả nhất, UBND TP. HCM đã yêu cầu các sở, ngành nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc cho hàng loạt dự án nhà ở xã hội trên địa bàn.
Để ngành du lịch phát triển bền vững, TP. HCM đã xây dựng nhiều kế hoạch, chương trình nhằm tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp “không khói” này. Trong đó, phát triển du lịch liên kết với các địa phương lân cận đang được TP. HCM đẩy mạnh phát triển.
TP.HCM đang xây dựng cơ chế chính sách đặc thù mới để đề xuất trung ương thay thế Nghị quyết 54, nhiều chuyên gia cho rằng, cần phải có cơ chế chủ động mạnh mẽ hơn để phát triển bền vững trong thời gian tới.
Vừa qua, Sở TN&MT TP. HCM đã phối hợp với ITPC tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa Doanh nghiệp và Chính quyền TP. HCM nhằm tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn Thành phố.
Tại buổi làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM về việc thực hiện Luật Nhà ở trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 – 2021, Sở Xây dựng TP.HCM đã kiến nghị được bố trí 500 tỷ đồng để sửa chữa 246 chung cư cũ.
Tính đến cuối tháng 7/ 2022, TP. HCM mới chỉ giải ngân được hơn 8.400 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 26% so với kế hoạch, trong đó, nhiều dự án có tổng vốn hàng nghìn tỷ nhưng có tỉ lệ giải ngân bằng 0 đồng.
Trong tháng 8/2022, TP. HCM sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm, đồng thời Thành phố sẽ tập trung rà soát, xử lý các dự án bất động sản chậm triển khai; quản lý chặt chẽ, minh bạch thị trường bất động sản.
Theo các chuyên gia, việc bỏ khung giá đất là một bước tiến để giúp xác định giá đất sát với thị trường, tiến tới bỏ bảng giá đất thay vào đó là bản đồ giá trị đất đai.
Nhờ nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc trong việc cấp “sổ đỏ” cho người dân, trong năm 2022, TP.HCM sẽ cấp sổ đỏ cho khoảng 21.757 căn nhà, đến tháng 02/2023 sẽ cấp thêm cho 15.664 căn đã đủ điều kiện.
Tại buổi làm việc về tình hình kinh tế 7 tháng đầu năm 2022 và một số dự án đầu tư công trọng điểm của TP.HCM, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính cho rằng, cần phải sớm tháo gỡ khó khăn và đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm tại Thành phố.
Vừa qua, trong cuộc họp về việc triển khai dự án nạo vét, cải tại rạch xuyên Tâm, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đã thống nhất lập Tổ công tác chuẩn bị triển khai dự án và thống nhất di dời hàng ngàn nhà dân trên và ven rạch Xuyên Tâm.
Theo lãnh đạo UBND TP. HCM, nhằm phát triển tiềm năng năng lượng sạch, TP. HCM sẵn sàng phối hợp cùng các đối tác Hoa Kỳ triển khai các hoạt động xúc tiến hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực năng lượng sạch.
Lãnh đạo TP. HCM đặt mục tiêu bố trí đủ nguồn vốn để hoàn thành dự án quan trọng đường Vành đai 3 vào năm 2025; quyết toán và đưa vào sử dụng từ năm 2026.
“Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng trong tình hình mới” là chủ đề của diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần 4 tại TP. Hồ Chí Minh.