Trước bối cảnh xu hướng chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ, nếu không có những chính sách, cơ chế hướng dẫn cụ thể thì nguồn lực đầu tư điện gió sẽ chuyển từ Việt Nam sang những khu vực khác trên thế giới.
Với đề xuất mục tiêu đạt 7 GW công suất lắp đặt điện gió ngoài khơi vào năm 2030 trong dự thảo Quy hoạch điện VIII mới nhất, Việt Nam sẽ tiến gần hơn đến mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 của Chính phủ và loại bỏ dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải xem xét lại về giá điện, đàm phán lại về các dự án điện gió đã triển khai, tìm giải pháp phù hợp, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa nhà đầu tư, nhà nước, người dân để hợp tác bền vững, hiệu quả.
Sau thời gian bị yêu cầu giải trình, mới đây, Bộ Công Thương vừa trình lại Đề án Quy hoạch Điện VIII, tại Tờ trình Bộ này kiến nghị Thường trực Chính phủ thông qua 6 vấn đề trọng điểm.
Ngày 8/6, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu chủ trì buổi làm việc với Công ty TNHH BayWar.e. Wind Projecs tại Việt Nam để bàn về công tác chuẩn bị đầu tư các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh.
Chuyển dịch năng lượng là một trong những quan điểm xuyên suốt của Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 của nước ta. Nắm bắt xu thế này, nhiều tập đoàn năng lượng quốc tế đang tiếp cận để phát triển điện gió ngoài khơi.
Quy hoạch điện VIII là quy hoạch ngành đặc biệt quan trọng trong hệ thống quy hoạch ngành quốc gia. Việc cập nhật cam kết của Thủ tướng tại COP26 trong dự thảo Quy hoạch Điện VIII đã mở cơ hội cho điện gió, đặc biệt là điện gió ngoài khơi phát triển.
Việt Nam có hướng gió tương đối ổn định quanh năm là tiềm năng lớn để phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Nhà nước cần thúc đẩy các dự án điện gió phát triển nhanh tại các địa phương giàu tiềm năng về nguồn năng lượng tái tạo này trong thời gian tới.
Với chiến lược khuyến khích đầu tư phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của Chính phủ, những năm gần đây, làn sóng đầu tư các dự án điện gió đã thực sự bùng nổ với sự tham gia của hàng loạt nhà đầu tư lớn cả trong và ngoài nước.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, việc kéo dài thời gian áp dụng giá FIT ưu đãi với điện gió là không đúng bản chất của chính sách, gây bất bình đẳng với các dự án khác cùng cơ chế nhưng đã thực hiện đúng tiến độ.
Trong khuôn khổ Hội nghị COP26, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Siemens Gamesa Renewable Energy đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với BCG Energy về việc cung cấp thiết bị và giải pháp kỹ thuật để phát triển điện gió tại Việt Nam.
Chúng ta phải làm rõ, Việt Nam có những tiềm năng gì để phát triển điện gió, đã sử dụng các tiềm năng này thế nào, đã hợp lý, hiệu quả chưa, phải làm gì để tận dụng hết tiềm năng? Rồi, ai phải vào cuộc thực hiện các công việc, vai trò của họ ra sao...?
Năng lượng gió của Việt Nam là một trong các giải pháp chuyển dịch năng lượng theo hướng "xanh" và phát triển bền vững. Vì vậy, để phát triển thành công một dự án điện gió, trước hết nhà đầu tư nên lưu ý các giai đoạn, các quy định và thủ tục hiện hành.
Với lợi thế đường biển dài hơn 3.000 km, Việt Nam được đánh giá là trung tâm điện gió ngoài khơi tại khu vực Đông Nam Á. Nhưng việc phát triển các dự án này lại không hề dễ dàng khi hành lang pháp lý về lĩnh vực này vẫn chưa hoàn thiện.
Trong thời gian khoảng một tuần, UBND tỉnh Quảng Trị đã chấp thuận chủ trương đầu tư của hàng loạt các dự án điện gió vào địa bàn với tổng mức đầu tư trên 12.000 tỉ đồng.
Với 56km, tương đương 8% tổng chiều dài bờ biển miền miền Tây nhưng tỉnh Bạc Liêu đang dẫn đầu về thu hút đầu tư, khai thác tài nguyên sản xuất năng lượng sạch, phát triển bền vững.