Trước bối cảnh xu hướng chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ, phát triển điện khí, điện gió là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên để thực hiện theo đúng Quy hoạch điện VIII, còn nhiều khó khăn tháo gỡ.
Việt Nam cần có các giải pháp để thích nghi với hoàn cảnh mới. Trong đó bổ sung, điều chỉnh cơ chế chính sách đặc thù cho một số dự án năng lượng quan trọng, tạo môi trường thu hút đầu tư, đẩy nhanh thực hiện thị trường điện cạnh tranh.
Mặc dù giá thành cao, nhưng LNG sẽ là lựa chọn khả thi để bổ sung cùng với phát triển năng lượng tái tạo thay dần cho nhiệt điện than nhằm bảo vệ môi trường.
"Việt Nam đã nhanh chóng nổi lên là một trong những thị trường nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cho phát điện tiềm năng nhất ở châu Á. Tuy nhiên, không dễ để điện khí LNG tạo ra bước nhảy vọt mạnh mẽ như điện mặt trời" - IEEFA nhận định.
Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Ninh Thuận đang phát triển mạnh về các dự án điện gió, điện mặt trời. Việc phát triển các dự án điện sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ là yếu tố quan trọng tiếp theo để Ninh Thuận.
Quy hoạch điện VII đã dự tính giai đoạn 2025 ÷ 2030 tổng công suất của các nguồn điện chạy khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) chỉ 15 ÷ 19 GW, nhưng đến giữa 2019, đã có tới 25 dự án được xem xét bổ sung, với tổng công suất tới 50 GW (gấp 2,6 ÷ 3,3 lần).
Mức tiêu dùng năng lượng của thế giới trong 30 năm qua (từ năm 1990 ÷ 2019) đã tăng từ ~8,55 tỉ tấn dầu quy đổi (toe) lên ~14 tỉ toe, và đạt mức tăng trưởng bình quân ~1,72%/năm.