Thực hiện Quyết định số 523/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, sau 2 năm đi vào triển khai thực hiện, Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Với tổng mức vốn đầu tư 2.014 tỷ đồng, Cà Mau nỗ lực quản lý, bảo vệ, khôi phục và phát triển, sử dụng bền vững diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất hiện có và diện tích rừng được tạo mới trong giai đoạn 2021 - 2025.
Mới đây, tại Hà Nội diễn ra hội thảo quốc gia "Hợp tác xã và hộ lâm nghiệp nhỏ tham gia phát triển lâm nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nghèo bền vững vùng nông thôn Việt Nam: Chính sách - giải pháp - kinh nghiệp quốc tế và thực tiễn Việt Nam
Sản xuất, thương mại carbon từ rừng là phát triển chuỗi giá trị đặc sắc, làm cho phát triển lâm nghiệp tự thân trở thành trụ đỡ cho phát triển kinh tế xanh, góp phần đảm bảo sự hài hòa và cân bằng giữa bảo tồn và phát triển.
Đặt mục tiêu đến năm 2030, Tuyên Quang là tỉnh hình mẫu về phát triển lâm nghiệp của cả nước, điển hình về giảm nghèo bền vững, tiến tới giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn.
Quảng Trị được đánh giá là địa phương đi đầu cả nước phát triển rừng trồng được cấp Chứng chỉ quản lý bền vững FSC trên cả hai mô hình doanh nghiệp nhà nước và nhóm hộ gia đình. Nhờ quyết liệt ứng dụng khoa học - công nghệ, thay đổi tổ chức sản xuất từ nhỏ lẻ sang liên kết và tìm thị trường đầu ra với giá cả hợp lý cho sản phẩm gỗ rừng trồng, người dân Quảng Trị đã có thể sống tốt với nghề rừng.