Tại kỳ điều hành ngày mai (5/9), giá xăng trong nước có khả năng giảm lần thứ 3 liên tiếp, từ 150-180 đồng mỗi lít nếu không tác động đến Quỹ bình ổn. Giá xăng RON 95 sẽ xuống dưới 21.000 đồng/lít.
Đại diện Bộ Tài chính cho biết, đang phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền làm rõ việc ngân hàng tự ý thu nợ 270 tỷ đồng từ tài khoản Quỹ bình ổn xăng dầu do doanh nghiệp mở tại ngân hàng.
Nhiều ĐBQH tán thành sự cần thiết duy trì Quỹ bình ổn giá xăng, dầu bởi Quỹ vẫn giúp cơ quan điều hành bình ổn giá cả hàng hóa, duy trì và ổn định kinh tế vĩ mô.
Tại tờ trình về Dự án Luật giá (sửa đổi) gửi đến Quốc hội, Chính phủ đề xuất giữ quỹ bình ổn xăng dầu. Bởi, việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã phát huy tác dụng tích cực và hiệu quả trong việc tạo nên một "bước đệm" nhằm góp phần bình ổn giá.
Để bình ổn giá xăng dầu trong nước, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã liên tục sử dụng Quỹ Bình ổn (với mức chi từ 100 - 1.500 đồng/lít tùy loại). Điều này cũng đã giúp các đợt điều chỉnh xăng dầu trong nước tăng nhưng mức tăng thấp hơn thế giới.
Sau nhiều áp lực từ dư luận, tại Dự thảo tờ trình Luật Giá sửa đổi, Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định về lập, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu. Đề xuất này hầu hết nhận được sự đồng tình từ dư luận và giới chuyên gia.
"Thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với các bộ, ngành đề xuất, rà soát để tiếp tục giảm được các thuế có liên quan đến cơ cấu giá của xăng, dầu.", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay.
Sau phiên điều chỉnh giá xăng dầu hôm nay 21/3, quỹ bình ổn giá xăng dầu Petrolimex tiếp tục âm 470 tỷ đồng so với lần điều chỉnh giá trước đó (ngày 11/3).