Bộ Chính trị nhấn mạnh tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Theo Dự thảo của Bộ Công Thương, dự kiến tổng vốn đầu tư xây dựng các công trình nguồn điện nhằm đáp ứng chương trình phát triển nguồn điện giai đoạn tới năm 2030 lên tới 113,3 - 134,7 tỷ USD.
Việt Nam xác định phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng gió ngoài khơi là nhiệm vụ quan trọng trong việc chuyển đổi năng lượng và thực hiện cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng đưa mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương triển khai hiệu quả Quy hoạch điện VIII; kiên quyết không để thiếu điện, xăng dầu. Bên cạnh đó, tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước; mở rộng thị trường xuất khẩu.
Trong Dự thảo quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của doanh nghiệp tại Việt Nam, Bộ Công Thương đưa ra cơ chế hỗ trợ cho điện mặt trời mái nhà và các yêu cầu.
Với quy mô tổng công suất lắp đặt 6.000 MW, dự án Nhà máy điện gió ngoài khơi Cần Giờ được đề xuất đưa vào danh mục các dự án điện gió ngoài khơi tiềm năng trong dự thảo Quy hoạch điện VIII.
Chính phủ yêu cầu tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân; thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng của nền kinh tế.
Sau 8 tờ trình, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 chính thức được phê duyệt. Quy hoạch phát triển điện phải có tầm nhìn dài hạn, hiệu quả, bền vững và đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết.
Quy hoạch điện VIII đã đề ra lộ trình cắt giảm điện than mạnh mẽ để chuyển đổi, thay thế bằng các nguồn năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió và điện khí.
Để có thể thực hiện được những mục tiêu trong quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, Việt Nam cần sự hợp tác và hỗ trợ từ các quốc gia, tổ chức quốc tế đặc biệt là những nước phát triển đã và đang thành công trong quá trình chuyển đổi này.
Đứng trước các thách thức toàn cầu về biến đổi khí hậu cũng như các cam kết quốc tế về cắt giảm phát thải, nhiệt điện than sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong tương lai.
Với đề xuất mục tiêu đạt 7 GW công suất lắp đặt điện gió ngoài khơi vào năm 2030 trong dự thảo Quy hoạch điện VIII mới nhất, Việt Nam sẽ tiến gần hơn đến mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 của Chính phủ và loại bỏ dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ có văn bản báo cáo Bộ Công Thương đề xuất không tiếp tục đề xuất bổ sung dự án điện mặt trời trên đầm An Khê (nằm trong quần thể di tích Văn hóa Sa Huỳnh) vào Quy hoạch điện VIII.
Việt Nam đã có những cam kết tại COP26, phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, nhằm xây dựng một nền kinh tế carbon thấp bằng chuyển đổi sang năng lượng sạch. Theo đó, Quy hoạch Điện VIII cần phải có điều chỉnh theo cam kết.
Trong bối cảnh các dự án nhiệt điện đang phải tìm cổ đông mới tham gia và tìm nguồn vốn, việc triển khai rất khó khăn. Do đó, trong tính toán quy hoạch lần này, Bộ Công Thương không đưa 6.800 MW các dự án này vào cân đối và bù bằng các nguồn khác.
UBND tỉnh Phú Yên giao Sở Công Thương hướng dẫn chủ đầu tư triển khai thực hiện các dự án năng lượng tái tạo theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo khả năng truyền tải công suất của lưới điện và hiệu quả đầu tư dự án.
Theo các chuyên gia, Quy hoạch điện VIII thể hiện quyết tâm của Việt Nam về cắt giảm điện than, tận dụng tiềm năng lớn từ các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, giảm quy mô công suất nguồn điện khí LNG nhập khẩu đến năm 2030.