Theo dự báo, lượng Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục tăng thêm 350 tấn/ngày chỉ sau một năm nữa và đến năm 2025, khối lượng phát sinh trên địa bàn tỉnh sẽ đạt khoảng 1.590 tấn/ngày.
Thời gian qua, UBND TP. Vũng Tàu và các hội, nhóm bảo vệ môi trường đang thực hiện hiệu quả việc tuyên truyền, phát động xây dựng mô hình hay nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tác động của rác thải đại dương đối với môi trường.
Theo nhiều nghiên cứu, cá ăn rác thải nhựa bởi khi phân hủy, nhựa thành những mảnh nhỏ có kích thước tương tự như sinh vật phù du. Ngooài ra, các mảnh nhựa trong môi trường mặn của nước biển hoặc đại dương tiết ra thứ mùi giống như những sinh vật phù du.
Ô nhiễm nhựa là vấn đề toàn cầu, rác thải nhựa đang làm thay đổi môi trường sống và các quá trình tự nhiên, làm giảm khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của hệ sinh thái.
Mục tiêu của kế hoạch hành động quốc gia, về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 của Việt Nam là trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa.
Hội nghị Liên chính phủ lần thứ 25 phần thứ hai kết thúc với sự thống nhất chung của các nước thành viên cần hành động khẩn cấp, tìm ra các giải pháp hữu hiệu để đối phó với ô nhiễm nhựa; các thách thức khác đối với hệ sinh thái biển và ven biển.
Biển và đại dương hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng từ rác thải, đặc biệt rác thải nhựa. Thế nhưng, theo dự báo số lượng rác thải nhựa đổ ra đại dương sẽ có nguy cơ tăng gấp 3 lần trong 20 năm tới nếu chúng ta không hành động.
“Dưới góc nhìn kinh tế môi trường, tôi cho rằng cần phải nghiên cứu thật kỹ và đánh giá một cách nghiêm túc vấn đề này, bởi nguồn thu từ du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế của Cô Tô”, GS.TS Hoàng Xuân Cơ.
"Để xây dựng Cô Tô thành huyện đảo không rác thải nhựa là hoạt động dài hơi, nhiều khó khăn nhưng chúng tôi vẫn đang nỗ lực tìm kiếm các phương án hợp lý, triển khai đồng bộ và quyết liệt", ông Đỗ Huy Thông - Phó Chủ tịch UBND huyện Cô Tô nhấn mạnh.
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn và nhựa, hướng đến giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương, tỉnh Bình Định đã tiến hành ký kết ghi nhớ hợp tác với Chương trình phát triển LHQ tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực quan trọng.
Mới đây, Liên Hợp Quốc nhất trí khởi động đàm phán hiệp ước quốc tế đầu tiên về ô nhiễm rác thải nhựa. Các quốc gia ủng hộ đến năm 2024 sẽ hoàn thiện một hiệp định về rác thải nhựa mang tính ràng buộc pháp lý.
Các nhà khoa học tại Mỹ đã nghiên cứu tại 11 quốc gia và chứng minh dịch Covid-19 mang đến 9.000% rác thải từ khẩu trang y tế. Việc thực thi đeo khẩu trang phải đi kèm với các chiến dịch giáo dục để hạn chế hiểm họa chúng gây ra cho môi trường.
Theo thống kê của WWF, Việt Nam đứng thứ 4 trên 20 quốc gia ở nhóm đầu về lượng rác thải nhựa nhiều nhất. Tuy nhiên chỉ có 2,3% số người được hỏi biết đến các chương trình, hoạt động của nhà nước trong nỗ lực chống ô nhiễm rác thải nhựa.
Đại dịch Covid-19 dẫn đến nhu cầu gia tăng đối với các loại nhựa sử dụng một lần như khẩu trang, găng tay và tấm che mặt…. Kết quả là lượng rác thải nhựa đổ ra sông và các đại dương vốn đã ngoài tầm kiểm soát giờ thì tăng vọt đến con số 25.900 tấn.
Hệ thống thu gom rác nhựa trên được thiết kế rất đơn giản, chỉ là một thiết bị hình chữ nhật và hoàn thành việc lắp đặt chỉ trong vòng 5 giờ có thể góp phần ngăn chặn rác thải nhựa đổ ra đại dương.
Bộ Ngoại giao Việt Nam chủ trì, kết nối Hội thảo trực tuyến APEC về “Thúc đẩy các mô hình sáng tạo giảm thiểu và quản lý rác thải đại dương từ đất liền để phát triển bền vững”.
ASEAN dẫn đầu các quốc gia có cùng ý tưởng, ủng hộ việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học kể từ khi thành lập vào năm 2002 và chiếm 70% đa dạng sinh học toàn cầu.