Thị trường tín chỉ carbon Việt Nam vẫn còn mới mẻ nên nhiều cá nhân, doanh nghiệp vẫn còn mơ hồ về cách thức hoạt động. Nếu thực hiện theo quy trình tư vấn của chuyên gia khí hậu, doanh nghiệp sẽ dễ dàng thu được tín chỉ carbon và bắt đầu giao dịch.
Ngân hàng Thế giới (WB) đã có công thư gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đề nghị mua bổ sung 1 triệu tấn tín chỉ carbon với mức giá 5 USD/tấn (mức giá tự nguyện). Số còn lại Bộ muốn thí điểm đấu giá thông qua các sàn giao dịch quốc tế.
Sáng 8/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Đề án thành lập thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam. Theo đó, việc hình thành thị trường tín chỉ carbon là thực hiện cam kết giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 trên thực tế.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng dự thảo Đề án “Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.” Theo dự thảo, đến năm 2025 Việt Nam sẽ bắt đầu thí điểm và đến năm 2028 sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon.
Trong nghị định mới của Chính phủ đã cụ thể lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường carbon trong nước. Trao đổi tín chỉ carbon trên thị trường carbon trong nước được xem là đòn bẩy giảm phát thải và phát triển kinh tế xanh.
Thế giới đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh nhiều quốc gia cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, chiến lược đền bù carbon trở thành biện pháp then chốt được đẩy mạnh nhằm đạt được các mục tiêu về khí hậu.
Các chuyên gia đánh giá thị trường tín chỉ các - bon của Việt Nam rất có tiềm năng nhưng chúng ta cần có lộ trình thực hiện để có thể khai thác hiệu quả và bền vững.
Sàn giao dịch tín chỉ Carbon đang là hướng đi mới nhằm tập hợp, thu hút dòng tài chính xanh cho đầu tư phát triển bền vững, góp phần thực hiện các cam kết giảm phát thải theo Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.