Do ảnh hưởng của mưa bão, khu vực núi phía sau bản Tân Ly, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) xuất hiện các vết nứt có chiều rộng từ 0,5m đến 1,0m, dài khoảng trên 100m.
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng đề nghị khẩn trương di dời hàng chục hộ dân khỏi vị trí có nguy cơ sạt lở tại huyện Đức Trọng.
Tình trạng sạt lở bờ sông ở Bến Tre diễn biến phức tạp, nhiều nơi nguy hiểm, đe dọa nhà cửa, sản xuất và đời sống dân cư, trong khi kinh phí chống sạt lở còn hạn chế.
Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ) cho biết, mỗi năm, toàn vùng mất khoảng 600 - 800ha đất và vị trí sạt lở đã hơn 1.000 điểm, khiến hàng nghìn hộ dân phải di dời khỏi khu vực nguy hiểm.
Khu vực đồi Vẽo thuộc địa bàn xã Sơ Lai, huyện Nho Quan (Ninh Bình) xuất hiện 2 vết nứt kéo dài 380m với nhiều điểm sụt lún, sạt lở. Tình trạng sạt lở này đe dọa đến cuộc sống của 139 hộ dân địa phương.
Do đặc điểm địa hình với nhiều đồi núi, trên địa bàn quận Đồ Sơn (TP.Hải Phòng) xảy ra nhiều vụ sạt lở ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và địa phương triển khai ngay các flycam bay quét các điểm xung yếu, có nguy cơ sạt lở, kịp thời phát hiện các vết để cảnh báo sớm và có biện pháp phòng ngừa, di dời dân cư.
Sau khi phát hiện trên núi Pù Mèo ở xã Nậm Giải, huyện Quế Phong (Nghệ An) xuất hiện vết nứt lớn kéo dài, chính quyền địa phương đã khẩn trương di dời 4 hộ dân đến nơi an toàn.
Những ngày qua, do ảnh hưởng bởi mưa lớn kéo dài, UBND huyện Minh Hóa đã tuyên truyền, vận động di dời hàng chục hộ dân có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sạt lở đất đến nơi an toàn.
Mưa lớn kéo dài đã gây ra tình trạng sạt lở, ngập lụt tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh khiến giao thông tê liệt và hàng loạt trường học phải đóng cửa để đảm bảo an toàn cho học sinh.
Trong những ngày qua, ảnh hưởng của bão số 4 gây mưa lớn kéo dài khiến nhiều huyện miền núi ở Nghệ An nước lũ dâng cao, xuất hiện sạt lỡ gây ách tắc giao thông.
Từ ngày 19/9 đến sáng 20/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão số 4, nhiều khu vực tại tỉnh Hà Tĩnh đã hứng chịu mưa lớn kéo dài, gây ra ngập lụt tại nhiều địa phương và làm sạt lở một số tuyến giao thông trọng yếu.
Bờ sông Lô qua địa bàn xã Bạch Lựu (huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) vừa bị sạt lở mạnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Vũ Việt Văn yêu cầu khẩn cấp sơ tán dân.
UBND tỉnh Long An ban hành công văn công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Kênh Hàn thuộc khu vực ấp Vĩnh Thạnh, xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh phối hợp với địa phương tiến hành khắc phục tạm 3 vị trí sụp lún trên kè biển Hiệp Thạnh để tránh lan rộng.
Theo báo cáo nhanh của Sở GTVT Thanh Hóa gửi các đơn vị chức năng, tính đến 14 giờ ngày 12/9, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều thiệt hại về hạ tầng giao thông trên các tuyến đường quốc lộ bởi cơn bão số 3.
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái vừa ký ban hành công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn tỉnh Yên Bái với tình huống: Mưa lớn, lũ quét, sạt lở, ngập úng.