Việc đầu tư xây dựng công trình kiên cố chống sạt lở bờ biển, bờ sông là hết sức cấp thiết. Đây được coi là giải pháp để tỉnh Quảng Ngãi ứng phó linh hoạt trước thiên tai.
Nhiều địa phương ven biển ÐBSCL đang nỗ lực phòng chống sạt lở bằng nhiều giải pháp như kè kiên cố khu vực xung yếu, nơi quan trọng; kè bê tông ly tâm để tạo bãi bồi trồng lại rừng; các loại kè chắn sóng…
UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét hỗ trợ tỉnh 970 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương để đầu tư hoàn thành các dự án đầu tư, chống sạt lở bờ biển trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm gần đây, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển diễn ra nghiêm trọng, đặc biệt là các khu vực trên địa phận tỉnh Khánh Hòa. Vì vậy, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Kế hoạch phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH), tình trạng sạt lở bờ biển trên địa bàn tỉnh Bến Tre diễn ra ngày càng nghiêm trọng, đe dọa đến sản xuất và đời sống của người dân.
Là một trong những địa phương tại vùng ĐBSCL chịu nhiều tác động bởi biến đổi khí hậu, tỉnh Bạc Liêu đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững.
Theo thông tin của Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, trong số 254 km bờ biển (trong đó, bờ biển Tây dài 154 km, bờ biển Đông dài 100 km) hiện có 189 km đang trong tình trạng sạt lở nghiêm trọng.
Nghị quyết 120 đã chỉ rõ, ĐBSCL cần phải sống “thuận thiên” và chọn những mô hình tăng trưởng để thích ứng với biến đổi khí hậu, phát huy hiệu quả từng vùng sinh thái.
Tình trạng sạt lở tại bờ biển Hội An đang ở mức báo động, nếu không kịp thời có giải pháp hữu hiệu, khả năng bãi biển từng được cho là đẹp nhất hành tinh sẽ bị biến mất.
Biến đổi khí hậu đang biến những mùa hè rực rỡ thành ác mộng về nhiệt độ, cùng với thiên tai, bão lũ, hạn hán... gây hậu quả tàn khốc cho nền kinh tế và đời sống người dân. Bên cạnh đó, các thảm hoạ do biến đổi khí hậu đang khiến hàng triệu người phải di cư mỗi năm.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 5, khu vực ven biển tỉnh Thừa Thiên-Huế có gió mạnh kết hợp triều cường, sóng lớn khiến bờ biển tiếp tục bị sạt lở nặng, ăn sâu vào đất liền 5-10m; dài khoảng 6,2km.
Hiện sạt lở rạch Cái Sắn đoạn từ rạch Năm Sú đến mương Sáu Bá, phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, thuộc mức độ đặc biệt nguy hiểm, gây nguy hiểm trực tiếp đến khu vực dân cư sinh sống tập trung.
Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc xử lý thông tin liên quan đến sạt lở bờ sông, bờ biển tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau, từ đầu năm đến nay, thiên tai đã gây thiệt hại hơn 24 tỉ đồng, 5 người chết, 2 người mất tích.
Gần đây, bãi tắm biển Mỹ Khê, thuộc thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi) bị xói lở bất thường. Tình trạng này chưa có dấu hiệu dừng lại khiến người dân vô cùng bất an
Bờ biển Vinh Hải là “điểm nóng” về sạt lở của tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây khi nhiều điểm sạt nghiêm trọng, ăn sâu vào đất liền, uy hiếp đời sống người dân. Được sự quan tâm của các ban ngành, tuyến đê kè chống sạt lở ở Vinh Hải đang được thi công kiên cố bằng bê tông, trên đỉnh kè kết hợp đường giao thông, tường chắn sóng... khiến người dân địa phương vui mừng.
Hiện trên địa bàn toàn tỉnh Cà Mau có 46 điểm sạt lở bờ sông với tổng chiều dài hơn 100km và 6 điểm sạt lở bờ biển ở mức nguy hiểm với chiều dài hơn 5km.
Thời gian qua, tình hình sạt lở bờ biển trên địa bàn tỉnh Bến Tre diễn biến phức tạp, xu hướng ngày càng nghiêm trọng, khó lường, gây mất đất sản xuất, mất rừng phòng hộ,… làm ảnh hưởng đến đời sống và sinh kế người dân trên các khu vực ven biển.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 797/NQ-UBTVQH14 về phương án phân bổ 10.000 tỉ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.