Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường (chủ yếu do các hoạt động của con người gây ra) đang tàn phá môi sinh của các loài sinh vật biển, khiến gần 10% trong số này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
45.000 loài sinh vật biển đang bị đe dọa do nhiều nguyên nhân mà trực tiếp là những hành động của con người. Điều đó đồng nghĩa với việc khuyến khích mọi người dân trên thế giới hành động ngay hôm nay để bảo vệ đại dương cũng là bảo vệ chính chúng ta.
Nhóm các ngân hàng phát triển châu Âu đã phân bổ 4,6 tỷ USD để giải quyết vấn đề này dưới hình thức tài trợ dài hạn cho các dự án hạn chế việc thải rác nhựa, vi nhựa. Chính phủ Việt Nam sẵn sàng cùng toàn cầu đẩy lùi rác thải nhựa đại dương.
Hồ sơ hóa thạch tiết lộ rằng sự kiện tuyệt chủng hàng loạt đầu tiên – sự kiện tuyệt chủng kỷ Ordovic – xảy ra cách đây 440 triệu năm, khiến 85% các loài sinh vật biển biến mất hoàn toàn.
Xây dựng rừng san hô dưới đáy biển tại phía Nam đảo Phú Quốc góp phần tái tạo vẻ đẹp của các rạn san hô, hình thành nên một công viên lung linh dưới đáy biển Hòn Thơm.
Tại COP26, 4 quốc gia Ecuador, Panama, Colombia và Costa Rica tuyên bố hợp lực để tạo thành một hành lang biển rộng lớn bằng cách mở rộng và sáp nhập các khu bảo tồn biển hiện có dọc theo hành lang biển Thái Bình Dương (CMAR).
Sự sống không chỉ tồn tại trên bề mặt Trái Đất mà còn nằm sâu trong lòng đại dương. Tất cả các sinh vật hiện ra trong lòng biển sâu với vẻ đẹp rực rỡ khó cưỡng.
Tại vùng Vịnh Jervis, trên bờ biển phía Nam của New South Wales, đã xuất hiện "màn trình diễn ánh sáng" tuyệt vời, là một trong những màn trình diễn sáng nhất từ trước đến nay.
Trong một nỗ lực để giúp các công trình bờ biển bền vững hơn, một công ty khởi nghiệp của Israel có tên ECOncrete đã đưa ra một loạt các sản phẩm có thể làm giảm lượng khí thải carbon của bê tông và thu hút sinh vật biển.
Để hiểu rõ sự phong phú của đa dạng sinh học trên khắp các khu vực biển thuộc Di sản Thế giới, UNESCO đã khởi động dự án bảo tồn đa dạng sinh học, dựa trên nghiên cứu về DNA môi trường - vật chất tế bào thải ra từ sinh vật sống vào môi trường xung quanh.
Quần đảo Galapagos nằm ở phía Đông Thái Bình Dương với sự đa dạng sinh học vô cùng phong phú và cũng là nơi bảo tồn hệ sinh thái biển hàng đầu thế giới.
Thổ Nhĩ Kỳ vừa tuyên bố sẽ cứu Biển Marmara ở Istanbul bằng cách khởi động một chương trình quản lý thiên tai nhằm làm sạch một lớp nhầy đặc đe dọa sinh vật biển và ngành đánh bắt cá.
Việc gìn giữ đa dạng sinh học và khai thác hợp lý tài nguyên từ biển được tỉnh Ninh Thuận xác định là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.
Với tiềm năng và lợi thế lớn về biển, 28 tỉnh, thành phố ven biển cần xác định kinh tế biển là động lực phát triển chính để xây dựng đất nước thịnh vượng và yên bình, gắn với bảo vệ chủ quyền biển, hải đảo trong giai đoạn mới.
Tình trạng ô nhiễm vùng bờ biển Thái Bình Dương ở bán đảo Kamchatka xa xôi của nước Nga đã dẫn tới hiện tượng sinh vật biển chết hàng loạt. Đây là cảnh báo mà các nhà khoa học Nga đưa ra ngày 6/10.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học được công bố trên tạp chí Scientific Reports, những sợi vi nhựa từ dây, lưới câu và vật liệu từ hàng dệt được phát hiện trong 67% cá mập sống dưới đáy biển.