Các nhà khoa học từng ước tính, bề mặt nước trên toàn cầu có từ 5 đến 50 nghìn tỉ hạt vi nhựa, tuy nhiên, con số này có thể lên tới 12 đến 125 nghìn tỉ hạt.
Mới đây, các nhà hoạt động môi trường đã cảnh báo rằng, rác thải nhựa có thể nhiều hơn cá trên các đại dương vào năm 2050. Trên toàn cầu, ước tính có hơn 100 triệu động vật biển bị giết mỗi năm bởi chất thải nhựa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, tình trạng axít hóa ngày càng cao của Thái Bình Dương đang phá hủy lớp vỏ và làm tổn thương các cơ quan cảm giác của loài cua đá Canada - sinh vật rất quan trọng với nghề đánh bắt cá thương mại ở phía Tây Bắc vùng biển này.
Các chuyên gia cảnh báo, do tình trạng khẩn cấp khí hậu và thâm canh, oxy trong các đại dương đang bị mất với tốc độ chưa từng thấy, gây ra nhiều khu vực chết chóc và hàng trăm khu vực khác oxy bị cạn kiệt một cách nguy hiểm.
Rác thải nhựa đang được coi là "tử thần" của các loài sinh vật biển. Mỗi năm 1,5 triệu động vật trên đại dương chết vì ngộ độc chất thải nhựa. Vì vậy, ô nhiễm đại dương do rác thải nhựa được xem là thách thức môi trường lớn thứ hai thế giới sau biến đổi khí hậu.