Để thuận tiện cho việc quản lý chất thải rắn thông thường, UBND TP.Hà Nội đã có quyết định chuyển chức năng quản lý này từ Sở Xây dựng sang Sở Tài nguyên và Môi trường.
Sở TN&MT Hà Nội chỉ đạo rà soát không cấp phép đầu tư xây dựng các nhà máy khai thác nước ngầm mới; Tăng cường khai thác nguồn nước mặt theo đúng định hướng điều chỉnh quy hoạch cấp nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Để cải thiện chất lượng không khí, trong thời gian tới Sở TN&MT sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư hệ thống quan trắc tự động trên địa bàn thành phố. Sở sẽ đầu tư thêm 15 trạm quan trắc môi trường không khí cố định trong giai đoạn 2021-2024.
Để phòng chống dịch Covid-19 và tránh gây lãng phí ngân sách trong việc xử lý chất thải, Sở TN&MT Hà Nội vừa có công văn về việc tăng cường công tác quản lý chất thải phát sinh tại khu cách ly tập trung, cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 3990/UBND-ĐT về thực hiện nhiệm vụ rà soát, đánh giá phân loại mức độ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn thành phố.
Hơn 72% bếp than tổ ong trên địa bàn TP.Hà Nội đã được loại bỏ. Để con số này là 100%, TP.Hà Nội đang áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, chú trọng đến công tác tuyên truyền, hỗ trợ người dân sử dụng bếp thân thiện với môi trường, trước khi áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính sau ngày 31/12/2020.
Với 11 trạm quan trắc hiện có, 50 trạm cảm biến và 20 trạm cố định đang thực hiện đầu tư, mục tiêu đến hết năm 2020 Hà Nội sẽ hoàn thiện đồng bộ hệ thống 81 trạm quan trắc không khí trên toàn địa bàn.