Theo ước tính của các nhà khoa học, các sông băng tan chảy sẽ giải phóng hơn 100.000 tấn vi khuẩn và tạo ra trung bình 650.000 tấn carbon mỗi năm trong 80 năm tới.
Một loại bùn mới được tìm thấy, giàu chất dinh dưỡng giúp tăng sản lượng nông nghiệp khi cung cấp cho đất nông nghiệp và hấp thụ carbon dioxide trong bầu khí quyển.
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), từ nhiệt độ nước biển tăng đến những cơn bão và lũ lụt gây chết người, biến đổi khí hậu làm gia tăng các mối đe dọa ở Tây Nam Thái Bình Dương.
Các sông băng huyền thoại phía Đông của châu Phi sẽ biến mất sau 2 thập kỉ, khiến 118 triệu người nghèo phải đối mặt với hạn hán, lũ lụt hoặc nắng nóng khắc nghiệt. Và biến đổi khí hậu có thể thu hẹp nền kinh tế của lục địa này 3% vào giữa thế kỉ này.
Yếu tố nguy hiểm nhất của sông băng tan chảy chính là hình thành các hồ nước lớn hàng triệu m3 trên lưng chừng núi. Không ai dám nghĩ tới viễn cảnh khi các hồ nước này vỡ.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu đang làm thay đổi cảnh quan dãy núi Alps của Thụy Sĩ với tốc độ nhanh hơn dự tính, khi các sông băng tan chảy đã tạo ra hơn 1.000 hồ nước mới trên núi.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature (Anh) cho thấy, gần như tất cả sông băng trên thế giới đang tan với tốc độ ngày càng nhanh. Tình trạng này có thể làm thay đổi những dự báo về sự sụt giảm lượng băng thế giới trong tương lai.
Sông băng Taku từng được xem là biểu tượng chống lại biến đổi khí hậu khi từ năm 1946 đến nay nó cứ dày thêm mãi, trở thành sông băng dày nhất thế giới. Nhưng mới đây, NASA đã công bố hai bức ảnh cách nhau 5 năm cho thấy Taku đã bắt đầu tan chảy.