Nguyễn Thị Minh Hiền (Thị xã An Nhơn, Bình Định) đã góp nhặt những chai nhựa, hộp giấy, lon coca... làm thành những sản phẩm xinh xắn để bán lấy tiền tổ chức trung thu cho trẻ em nghèo.
Bộ TN&MT đề nghị các địa phương tổ chức rà soát, lập danh sách các tổ chức, đơn vị tái chế sản phẩm, bao bì; các tổ chức, đơn vị được ủy quyền tổ chức thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì trên địa bàn có đủ năng lực trước ngày 28/4.
Theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, đến tháng 1/2024, tức chỉ còn gần một năm nữa, các doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải thực hiện mô hình trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất (EPR).
Dự án dự kiến sẽ thu gom khoảng 620 tấn lon nhôm trong một năm để tái chế và cho ra lon mới, từ đó mang lại nhiều lợi ích cho môi trường, xã hội và quốc gia.
Hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn, Mondelēz Kinh Đô cho biết sẵn sàng hợp tác với các công ty trong và ngoài ngành để tìm kiếm các giải pháp có lợi cho môi trường chung.
Ngày 22/2, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố báo cáo cho biết 9% rác thải nhựa được tái chế trên toàn thế giới, nên cần thiết lập các giải pháp mang tính toàn cầu trước thềm các cuộc đàm phán về một hiệp ước quốc tế đối về vấn đề này.
Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại, tái chế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đạt tỉ lệ rất thấp so với Đề án nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025.
Công ty khởi nghiệp ByFusion tại Los Angeles của Mỹ đang thực hiện sứ mệnh sản xuất các khối ByBlock từ rác thải nhựa có thể dùng để xây dựng tường rào, sân công cộng, bến xe buýt, đến các tòa nhà.
Triển lãm Truyền thông về giảm thiểu rác thải nhựa được tổ chức từ ngày 7-16/1/2022 nhằm mục tiêu lan tỏa thông điệp về việc thay đổi ý thức và hành vi của từng cá nhân trong việc hạn chế sử dụng túi nilong và sản phẩm nhựa.
Sử dụng thân chuối là nguồn nguyên liệu xanh tạo ra các sản phẩm để thay thế các đồ dùng làm từ nhựa như ống hút, khẩu trang, đồ bảo hộ y tế dùng một lần góp phần lớn vào bảo vệ môi trường sống.
Chính quyền phường Bình Thọ, TP. Thủ Đức (TP.HCM) đã triển khai mô hình văn minh đổi rác lấy gạo tại các ATM. Hơn 1 tấn rác thải tái chế đã được người dân mang đến đổi lấy 1 tấn gạo.
Nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp về thuế, phí, trợ giá khi áp dụng các mô hình tái chế, tái sử dụng phát triển nền kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải.
Tái chế rất dễ dàng, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà bằng những việc rất đơn giản hoặc cũng có thể biến thành những tuyệt tác như chùa, nhà, công viên hay mô hình.
Trong một cuộc thi ở Anh về bền vững toàn cầu, những thực phẩm rau củ, hoa quả bị hỏng, thối rữa được sử dụng để làm tấm chắn cho cửa sổ của các tòa nhà với khả năng hấp thụ tia cực tím từ mặt trời và chuyển hóa thành điện năng.
Trong cuộc thi "Mizuiku cùng thiếu nhi xây dựng sân chơi tái chế", các em học sinh lớp 1 - 9 đã sáng tạo ý tưởng thiết kế sân chơi từ nguyên vật liệu tái chế đã qua sử dụng để bảo vệ môi trường vì tương lai xanh.
Nhóm sinh viên trường Đại học Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) đã sử dụng rác thải nhựa như một nguyên liệu chính để sản xuất gạch nhẹ, chịu lực cao đem lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.
Ý tưởng tạo 'Bảo tàng mini' từ rác thải không chỉ tiết kiệm được chi phí đầu tư thiết bị giáo dục mà còn bảo vệ môi trường, giáo dục ý thức, thái độ, hành vi cho học sinh.
Dù làng nghề tồn tại trên 50 năm, nhưng đến nay chưa có khu tập kết, xử lý chất thải nên người dân thôn Mẫn Xá cứ vô tư mang ra các bãi đất trống để đổ. Bãi rác ngày càng chất cao như núi ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân.