Nhằm lan tỏa thông điệp tái chế rác thải, bảo vệ môi trường, mới đây, nhóm nghệ sĩ Feelings Art House phối hợp với Công ty CP Vietstar, Trường Đại học Văn Lang (TP.HCM) tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Hoa từ rác".
Với một quốc gia luôn bị đe dọa bởi an ninh lương thực thì công nghệ mới biến rác thải thực phẩm thành phân bón hữu cơ đã mở ra một chân trời mới cho ngành nông nghiệp Ả Rập. Và hơn hết, họ đã cắt giảm được một lượng lớn khí thải từ rác thực phẩm.
Nhằm trang bị thêm những kiến thức về tái chế rác thải, bảo vệ môi trường cho học sinh, Trường Quốc tế Nam Sài Gòn đã tổ chức cho hàng chục học sinh lớp 2 tham quan Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước.
Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã ban hành Thông báo số 782/TB-BTNMT về việc công bố danh sách các tổ chức được ủy quyền tổ chức thực hiện tái chế sản phẩm, bao bì.
Sản phẩm ghế đá từ nhựa được nghiên cứu và chế tạo dựa trên công thức vụn nhựa, nylon kết hợp với xi măng, chất phụ gia. Sản phẩm này hoàn toàn thân thiện với môi trường.
Trước việc nhiều đơn vị xử lý rác chưa được cấp chủ trương đầu tư thực hiện chuyển đổi công nghệ xử lý rác, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị gia hạn thời gian hoàn thành tỷ lệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế.
Mô hình “Ngôi nhà xanh” đã tạo ra vòng đời cho rác có giá trị thấp từ việc phân loại đến tái chế thành sản phẩm có giá trị sử dụng trong cuộc sống, vừa giúp hình thành thói quen trong việc phân loại và hạn chế phát thải rác thải hằng ngày ra môi trường.
Dù công nghệ có thể xử lý chất thải thành xi măng hữu ích, nhưng trên thực tế các doanh nghiệp xi măng đang phải mua rác thải, tro, xỉ, thạch cao nhân tạo và gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn phát thải, đầu tư mở rộng quy mô và tăng lượng chất thải xử lý.
Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về sản xuất xi măng (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga) với công suất đạt 110 triệu tấn năm 2021. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu xi măng lớn nhất thế giới, chiếm 12,5% tổng lượng xuất khẩu xi măng toàn cầu.
Một phần rác thải thu gom ở các tỉnh miền Bắc được sử dụng để tái chế thành viên đốt RPF - nhiên liệu tạo ra lượng nhiệt tương đương than đá. Giải pháp này góp phần giải quyết vấn đề xử lý rác và mang lại nguồn chất đốt thay thế than đá.
Đổi mới quy trình công nghệ xử lý rác thải, xóa bỏ dần việc chôn lấp; tham khảo kinh nghiệm đốt phát điện của Nhật Bản, Phần Lan... góp phần tạo môi trường xanh - sạch - đẹp, biến rác thải thành hàng hóa trong nền kinh tế tuần hoàn.
Nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phòng chống rác thải nhựa, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều mô hình “xanh” tái chế rác thải. Đồng thời, hỗ trợ các gia đình hội viên nghèo, các cháu mồ côi có điều kiện sống tốt hơn.
Đại diện của UNDP hi vọng rằng sẽ tổ chức được nhiều khóa học hơn nữa, để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận nhanh hơn với Kinh tế tuần hoàn, góp phần thúc đẩy cam kết của Việt Nam tại COP26.
Xử lý rác là một chức năng quan trọng cho đời sống và cần phải được triển khai như một ngành nghề thiết yếu của xã hội. Hiểu được điều đó, Công ty Cổ phần Vietstar luôn chủ động đầu tư, nâng cấp dây chuyển xử lý rác thải.
Nhiều năm qua, Việt Nam đặt các chính sách ưu tiên dàn trải nhiều ngành công nghiệp, dẫn đến sự phát triển chưa hiệu quả. Trong khi đó, một ngành rất quan trọng là công nghiệp tái chế lại chưa từng được ưu tiên.
Đây là thông tin được Vụ Pháp chế (Bộ TN&MT) đưa ra, áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải. Bộ sẽ tiến hành thanh, kiểm tra và xử phạt với những doanh nghiệp không tuân thủ.