Chủ nhật, 24/11/2024 05:35 (GMT+7)
Chủ nhật, 10/04/2022 12:40 (GMT+7)

Tài nguyên đất than bùn ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ cần quản lý bền vững

Theo dõi KTMT trên

Hiện nay, ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ (Cà Mau) có diện tích đất than bùn khoảng 3.000 ha. Đây là hệ sinh thái rất quan trọng, có tính đa dạng sinh học cao và rất có giá trị về bảo tồn.

Giải pháp quản lý, sử dụng than bùn

Thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau cho hay, các hệ sinh thái rừng trên đất than bùn ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ có khả năng điều hòa khí hậu, dự trữ carbon, cung cấp nước và giảm thiểu những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu. Với tầm quan trọng nêu trên, tỉnh Cà Mau tiếp tục tăng cường công tác quản lý tài nguyên đất than bùn theo hướng bền vững trong thời gian tới.

Thời điểm này, Tỉnh đang tích cực phối hợp với Cục Kiểm lâm Việt Nam khởi động Dự án Quản lý bền vững hệ sinh thái đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ - gọi tắt là Dự án SUPA. Dự án do Cục Kiểm lâm Việt Nam làm chủ đầu tư và được tổ chức GIZ Indonesia tài trợ vốn không hoàn lại với 847.000 USD. Thời gian thực hiện dự án SUPA  từ năm 2021-2023.

Tài nguyên đất than bùn ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ cần quản lý bền vững - Ảnh 1

Đồng thời, dự án SUPA triển khai tại Vườn quốc gia U Minh Hạ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn được hệ sinh thái đất than bùn trên đất U Minh Hạ theo hướng thích ứng với biển đổi khí hậu để phát triển bền vững trong tương lai. Đồng thời, dự án hoàn toàn phù hợp với các cam kết của Việt Nam về kiểm soát ô nhiễm khói mù và góp phần bảo tồn, quản lý hệ sinh thái đất than bùn bền vững.

Với mục tiêu quan trọng của dự án đó là tăng cường công tác bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái rừng trên đất than bùn bị suy thoái ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ; hỗ trợ phát triển sinh kế, nâng cao nhận thức cho các bên liên quan về giá trị, vai trò, chức năng của đất than bùn, hệ sinh thái đất than bùn trong phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đơn vị thụ hưởng trực tiếp của dự án là Vườn Quốc gia U Minh Hạ. Ngoài ra, cộng đồng dân cư sống trong vùng đệm của Vườn cũng sẽ được hưởng lợi từ hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế, các mô hình quản lý nước thích ứng với biến đổi khí hậu. Do đó, Cục Kiểm lâm Việt Nam và tổ chức tài trợ dự án SUPA mong muốn cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, linh hoạt để phát huy tốt hiệu quả dự án, Cục Kiểm lâm Việt Nam cho biết.

Hiện nay, vườn Quốc gia U Minh Hạ, chính quyền địa phương chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân ở vùng rừng U Minh Hạ tích cực tham gia công tác phòng, chống cháy rừng, nhất là bảo vệ, bảo tồn tài nguyên đất than bùn ở U Minh Hạ.

Trữ lượng và giá trị của than bùn

Than bùn là sản phẩm của giai đoạn đầu tiên trong quá trình biến thực vật thành than, hình thành trong quá trình độ ẩm cao, khó tiếp xúc với không khí, thành tạo trong địa hình đồng bằng, dọc thung lũng sông, các hồ nước cổ. Ở Đông Nam Á có khoảng 30 triệu ha đất than bùn, chiếm 60% toàn bộ nguồn than bùn nhiệt đới.

Đất than bùn ở Việt Nam chỉ chiếm 36.000 ha và phân bố rải rác nhiều nơi trên cả nước, nhưng chủ yếu nằm ở Đồng bằng sống Cửu Long (trong rừng U Minh, thuộc các tỉnh Cà Mau và Kiên Giang) với diện tích khoảng 24.000 ha, trong đó một diện tích lớn được chọn là các khu bảo tồn, đó là các Vườn Quốc Gia U Minh Thượng và U Minh Hạ.

Những vùng đất than bùn với giá trị và chức năng sinh học, cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ và sinh cảnh sông cho động vật. Đất than bùn có vai trò quan trọng trong việc giảm đỉnh lũ và duy trì dòng chảy cơ bản của các dòng sống trong suốt mùa khô. Than bùn đóng vai trò như miếng bọt biển hút nước trong mùa mưa và từ từ nhả nước trong mùa khô.

Chính vì vậy, vùng đất than bùn nguyên sinh có khả năng rất lớn trong việc ngăn chặn sự mất đi sự sống và thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng bằng cách giảm tình trạng ngập lụt cuối nguồn của đất than bùn. Tương tự, việc duy trì những dòng chảy tối thiểu ở các con sống trong mùa khô có thể duy trì các công trình thủy lợi cuối nguồn và ngăn ngừa nước mặn xâm nhập.

Mặt khác, đất than bùn có chức năng vô dùng quan trọng đó là kiểm soát khí hậu toàn cầu.Đất than bùn là nơi tích trữ cacbon có tầm quan trọng toàn cầu, mặc dù diện tích che phủ chỉ chiếm 3%, nhưng đất than bùn trữ khoảng 20-35% lượng cacbon của trái đất. Đất than bùn nhiệt đới chứa từ 2-6.000 tấn cacbon/ha so với mức bình quân 270 tấn/ha của những hệ sinh thái rừng của thế giới.

Thời gian gần đây, tình trạng diện tích đất than bùn ở Việt Nam giảm sút đáng kể do các hoạt động của con người, đặc biệt do việc thoát thủy phục vụ cho nông lâm nghiệp. Ông TS. Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học TP.HCM cho biết, đất than bùn ở Việt Nam hầu hết bị chuyển đổi cho mục đích sử dụng khác, chỉ còn những vùng đất than bùn khá lớn được duy trì và bảo tồn ở các vườn quốc gia  U Minh Thượng và U Minh Hạ. Do đó, cần có nhiều giải pháp để bảo tồn và sử dụng bền vững, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên vùng đất than bùn.

Bùi Hằng

Bạn đang đọc bài viết Tài nguyên đất than bùn ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ cần quản lý bền vững. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới