UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành Quyết định về việc công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cả nước sẽ có 16 lưu vực sông liên tỉnh phải lập quy hoạch nhằm bảo đảm phân bổ hài hòa lợi ích sử dụng nước giữa các địa phương, các ngành, lĩnh vực, giữa thượng lưu và hạ lưu; bảo đảm an ninh nguồn nước…
Ngày 6/8, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Hà Nam tổ chức lớp tập huấn Luật tài nguyên nước 28/2023/QH15 và các Văn bản hướng dẫn thi hành. Ông Nguyễn Đức Vượng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo lớp tập huấn.
UBND TP.Hải Phòng vừa ban hành kế hoạch về việc triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước 28/2023/QH15 trên địa bàn. Luật Tài nguyên nước 28/2023/QH15 được ban hành ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.
Ngày 23/7/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản chính thức về việc Tổ chức thực hiện Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH-15 và Kế hoạch số 5743/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh.
Theo quy hoạch đến năm 2030, nhu cầu sử dụng nước sạch tại Hải Dương ước khoảng trên 800.000 m3/ngày và đêm. Việc cung ứng nguồn nước sạch phải đảm bảo phục vụ kịp thời đời sống, sản xuất của người dân và doanh nghiệp.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BTNMT về Quy định việc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và thẩm định, nghiệm thu kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 trên địa bàn.
Vừa qua, UBND TP.HCM đã có chỉ đạo về việc tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tài nguyên nước trên địa bàn Thành phố.
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh yêu cầu các đơn vị trong lĩnh vực tài nguyên nước, cần đẩy mạnh chuyển đổi số, tập trung nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 8/1/2024 phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Mã thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Với 468 đại biểu tán thành, chiếm 94,74 % tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét bổ sung một điều mang tính nguyên tắc về bảo vệ nước mặt trong dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng cần tạo sự thay đổi mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động trong quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ, bảo tồn, phát triển nguồn nước ở Việt Nam.
Tại phiên họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Ủy ban KH, CN&MT tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Dự thảo Luật đã thể chế hóa quan điểm, định hướng đổi mới của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Với dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), mục tiêu của Việt Nam sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch để khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả.
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 6 để thẩm tra dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu.