Thứ bảy, 26/04/2025 03:11 (GMT+7)
Thứ sáu, 25/04/2025 23:20 (GMT+7)

Tận tâm, tận tình chăm sóc, điều trị nạn nhân nhiễm chất độc da cam

Theo dõi KTMT trên

Đã 50 năm đất nước được hoàn toàn giải phóng, nhưng những nỗi đau của chiến tranh vẫn hiển hiện ở các bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam.

Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam từ năm 1961-1971, quân đội Mỹ đã Rải hơn 80 triệu lít chất độc màu da cam/dioxin xuống hơn 1/4 diện tích tự nhiên của lãnh thổ Việt Nam. Điều này đã gây ra nhiều thiệt hại cho tự nhiên và hậu quả nặng nề cho biết bao thế hệ con người Việt Nam. Chất độc Dioxin cho đến thời điểm hiện tại vẫn để lại những nỗi đau khôn nguôi cho hàng nghìn gia đình trên khắp cả nước.

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay Việt Nam có khoảng 15.000 người thuộc thế hệ thứ 3 vẫn đang phải vật lộn với di chứng của chất độc Dioxin

Tại Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin TP Hà Nội hiện đang chăm sóc, nuôi dưỡng cho 123 nạn nhân bị di chứng của chất độc da cam/dioxin.

Tận tâm, tận tình chăm sóc, điều trị nạn nhân nhiễm chất độc da cam - Ảnh 1
Tận tâm, tận tình chăm sóc, điều trị nạn nhân nhiễm chất độc da cam - Ảnh 2
Nhân viên Trung tâm chăm sóc cho người bị di chứng chất độc dioxin.

Trong đó nhiều bệnh nhân nặng, tâm thần, tăng động, hành vi bất thường, bại liệt… Sau gần 10 năm thực hiện chức năng nhiệm vụ này, Trung tâm đã trở thành ngôi nhà thứ hai cho các bệnh nhân. Bằng tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, 64 cán bộ, nhân viên Trung tâm luôn nỗ lực để chăm sóc, hỗ trợ, giúp cuộc sống của các nạn nhân dần ổn định, đi vào nề nếp.

Tận tâm, tận tình chăm sóc, điều trị nạn nhân nhiễm chất độc da cam - Ảnh 3
Nhân viên Trung tâm cho người bệnh uống thuốc.
Tận tâm, tận tình chăm sóc, điều trị nạn nhân nhiễm chất độc da cam - Ảnh 4
Công tác khám, chữa bệnh cho người bị di chứng của chất độc dioxin luôn được quan tâm.

Được biết, đây là Trung tâm đầu tiên của Việt Nam được ra đời theo mô hình Quản lý Nhà nước. Điều kiện xét duyệt nạn nhân để đưa vào nuôi dưỡng theo hướng mở hơn so với các tổ chức Hội Cực chiến binh Việt Nam và Hội NNCDDC/đioxin Việt Nam.

Tận tâm, tận tình chăm sóc, điều trị nạn nhân nhiễm chất độc da cam - Ảnh 5
Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin TP Hà Nội đã trở thành ngôi nhà thứ hai của những người chịu di chứng của dioxin.

Cụ thể, việc nuôi dưỡng nạn nhân tại đây không giới hạn về thời gian (nuôi dưỡng suốt đời), độ tuổi, tình trạng sức khỏe; ưu tiên đối với những gia đình đang gặp hoàn cảnh khó khăn trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng nạn nhân. Kinh phí được nhà nước hỗ trợ toàn phần. Toàn Trung tâm hiện có 65 cán bộ, nhân viên tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị. Song song với đó, Trung tâm đã triển khai một số hoạt động giáo dục dạy nghề, tạo việc làm phù hợp, giúp cho các nạn nhân tự tin hơn trong cuộc sống.

Giờ đây các nạn nhân bị nhiễm chất độc dioxin đang được Trung tâm  Chăm sóc, Nuôi dưỡng và Điều trị, phục hồi chức năng và tẩy độc theo phác đồ điều trị tiên tiến nhằm giữ lại cuộc sống cho họ. 

Một số hình ảnh về Trung tâm được nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Hải thể hiện và đạt giải tại các hội thi, giải thưởng. Thông qua các bức ảnh, nghệ sĩ Vũ Hải mong muốn gửi một thông điệp về sự nguy hiểm của chất độc hóa học trong chiến tranh, thể hiện rõ qua những bức ảnh: "Bón cháo cho nạn nhân chất độc dioxin", "Chăm sóc bệnh nhân chất độc dioxin", "Tắm cho nạn nhân chất độc màu da cam"...

Tận tâm, tận tình chăm sóc, điều trị nạn nhân nhiễm chất độc da cam - Ảnh 6
Tận tâm, tận tình chăm sóc, điều trị nạn nhân nhiễm chất độc da cam - Ảnh 7
Tận tâm, tận tình chăm sóc, điều trị nạn nhân nhiễm chất độc da cam - Ảnh 8
Tận tâm, tận tình chăm sóc, điều trị nạn nhân nhiễm chất độc da cam - Ảnh 9
Tận tâm, tận tình chăm sóc, điều trị nạn nhân nhiễm chất độc da cam - Ảnh 10

Phương Thúy

Bạn đang đọc bài viết Tận tâm, tận tình chăm sóc, điều trị nạn nhân nhiễm chất độc da cam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sôi nổi giải billards 8 ball báo chí Nghệ An lần thứ 2
Sau một ngày thi đấu tranh tài đầy kịch tính với sự tham gia của hàng chục nhà báo, phóng viên, Giải billards Báo chí Nghệ An lần thứ 2 đã kết thúc thành công tốt đẹp với giải nhất thuộc về cơ thủ Nguyễn Quỳnh (Tạp chí Kinh tế Môi trường).

Tin mới