Nhiều đại biểu Quốc hội cũng nhìn nhận việc đàm phán giá bán điện của EVN với các đơn vị sản xuất điện gió, điện mặt trời vẫn chưa có sự ngã ngũ, vô hình chung đã tạo ra sự lãng phí vô cùng lớn.
Hiện nay, trong tổng số 100% sản lượng điện sản xuất thì EVN chỉ chiếm 11%, còn lại 89% là thuộc các công ty. Vậy vì sao EVN báo lỗ triền miên nhưng các công ty con vẫn công bố lợi nhuận cao trong năm 2022?
Việc nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc sẽ được đẩy mạnh, góp phần khắc phục tình trạng thiếu điện thời gian tới. Đây cũng được xem là một biện pháp lâu dài trong đảm bảo cung ứng điện.
Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), việc dừng hay giảm khí thiên nhiên của các nhà máy đạm không giúp nhiều (gần 1%) cho việc đảm bảo vận hành hệ thống điện quốc gia.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), chi phí đầu vào liên tục tăng cao trong cả năm 2022, tỷ giá biến động mạnh và hơn 4 năm liên tiếp không được điều chỉnh giá bán lẻ điện là nguyên nhân khiến tập đoàn bị lỗ.
Ngày 8/5, Bộ TN&MT đã có Công văn gửi các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, và các đơn vị quản lý, vận hành các hồ chứa lưu vực sông thực hiện các giải pháp cấp bách, giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du.
Việc điều chỉnh giá điện năm 2023 căn cứ vào nhiều yếu tố như đầu vào, tình hình tài chính của EVN, vĩ mô, lạm phát. Ngoài ra, việc tăng giá điện phải báo cáo Thủ tướng xem xét, tùy theo mức điều chỉnh, sẽ thuộc thẩm quyền của các đơn vị khác nhau.
Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư điện gió, mặt trời chuyển tiếp để thống nhất giá điện trước ngày 31/3/2023.
"Trong năm 2023, giá bán lẻ điện có thể tăng từ 5-7%, do giá than tăng rất cao, ảnh hưởng đến cân đối tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)"- TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia dự báo.
Sáng 19/1 (tức 28 tháng Chạp), Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Công Thương đi kiểm tra công tác chuẩn bị đảm bảo cung cấp điện tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2022, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) liên tục kinh doanh thua lỗ mà nguyên nhân chính được chỉ ra do giá điện bị “kìm hãm” không tăng, trong khi chi phí nguyên liệu tăng phi mã.
EVN kiến nghị áp dụng cơ chế thị trường cho giá điện, khi các yếu tố đầu vào tăng thì giá điện tăng và ngược lại một cách kịp thời theo một cơ chế tự động, tương tự như cơ chế điều chỉnh giá xăng dầu.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có đề xuất với Chính phủ tạo cơ chế để phát triển khoảng 4.000 MW nguồn điện gió ngoài khơi khu vực phía Bắc nhằm đảm bảo an ninh năng lượng trong khu vực.
Theo Giám đốc điều hành toàn cầu của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), cơ quan này luôn tìm cách thích ứng với các nhu cầu theo từng giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai Chương trình phát triển mở rộng lưới điện nông thôn, cấp điện đến từng hộ dân có ý nghĩa xã hội rất to lớn, mang lại hiệu quả thiết thực cho 3 huyện nghèo của Lai Châu.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đầu tư hơn 980 tỷ đồng hỗ trợ các huyện Tân Uyên, Than Uyên, Phong Thổ (tỉnh Lai Châu). Các nội dung hỗ trợ của EVN mang lại hiệu quả rõ rệt trong công tác xóa đói, giảm nghèo tại cả 3 huyện.
Chuyên gia kinh tế năng lượng cho rằng, trọng tâm nhất là phải có cơ chế giá, làm thế nào đảm bảo giá điện vẫn thu hút đầu tư và ổn định an ninh năng lượng.
Theo thông tin từ các đơn vị cung cấp than, tình hình cung cấp than còn tiếp tục có nhiều khó khăn trong thời gian tới. Như vậy, nguy cơ thiếu than dẫn đến thiếu điện từ tháng 4 trở đi là rất hiện hữu.