Chủ nhật, 24/11/2024 06:36 (GMT+7)
Thứ tư, 10/11/2021 13:00 (GMT+7)

Thế giới dưới nước có thực sự bị 'xóa sổ'

Theo dõi KTMT trên

Sự sống không chỉ tồn tại trên bề mặt Trái Đất mà còn nằm sâu trong lòng đại dương. Tất cả các sinh vật hiện ra trong lòng biển sâu với vẻ đẹp rực rỡ khó cưỡng.

Người chiến thắng năm 2021 là nhiếp ảnh gia Aimee Jan. Tác phẩm của ông là một con rùa biển xanh được bao quanh bằng hàng trăm con cá thủy tinh tại rạn san hô Ningaloo ở Tây Úc, một tiểu bang miền Tây chiếm 1/3 nước Úc.

Thế giới dưới nước có thực sự bị 'xóa sổ' - Ảnh 1
Bức ảnh một con rùa biển xanh được hàng trăm con cá thủy tinh tại rạn san hô Ningaloo ở Tây Úc bao quanh của nhiếp ảnh gia Aimee Jan đã giành giải cuộc thi Ocean Photographer of the Year 2021 (Ảnh: Nhiếp ảnh gia đại dương năm 2021)

Sinh vật biển xuất hiện với đủ mọi hình dáng, kích cỡ và màu sắc khác nhau; chúng sống tại những môi trường khác nhau trong đại dương bao la. Nếu coi đại dương là một miếng bánh, các sinh vật sẽ phân bố tại 5 tầng bánh khác nhau, tùy thuộc vào lượng ánh sáng, nhiệt độ và độ sâu của những “tầng bánh” này.

Thế giới dưới nước có thực sự bị 'xóa sổ' - Ảnh 2

Bức ảnh của Henley Spiers giành giải Nhì cuộc thi Ocean Photographer of the Year 2021 (Ảnh: Nhiếp ảnh gia đại dương năm 2021)

“Trong một đại dương sâu thẳm và rộng mở, sẽ không có nơi nào để ẩn nấp và có rất nhiều kẻ săn mồi đói khát”- nhà nghiên cứu động vật học Karen Osborn thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Viện Smithsonian ở thủ đô Washington D.C, Mỹ cho biết và nói thêm rằng lựa chọn duy nhất để sinh tồn của nó là hòa lẫn với khung cảnh xung quanh chúng, khi tất cả chỉ là một màu đen.

Thế giới dưới nước có thực sự bị 'xóa sổ' - Ảnh 3

Ở độ sâu tới 5.000 mét, sự sống là vô cùng kỳ lạ, chỉ có những loài cá siêu đen có khả năng phát quang sinh học trên cơ thể chúng để dụ dỗ con mồi mới có thể sống sót, trong đó có cá Rồng đen Thái Bình Dương.

Thế giới dưới nước có thực sự bị 'xóa sổ' - Ảnh 4

Cũng giống như sinh vật trên cạn, các sinh vật biển cũng có quan hệ dinh dưỡng với nhau, gọi là chuỗi thức ăn. Trong đó, loài đứng trước là thức ăn của loài đứng sau. Mỗi loài được coi là một mắt xích trong chuỗi thức ăn. Trong hầu hết các trường hợp, mỗi loài vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước (ăn sinh vật đứng trước), vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ (bị ăn). 

Thế giới dưới nước có thực sự bị 'xóa sổ' - Ảnh 5

Các hoạt động của con người ảnh hưởng đến sinh vật biển và sinh cảnh biển thông qua việc đánh bắt quá mức, mất môi trường sống, sự du nhập của các loài xâm lấn, ô nhiễm đại dương, axit hóa đại dương và sự nóng lên của đại dương. Những tác động này ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển và lưới thức ăn, có thể dẫn đến những hậu quả không được chấp nhận đối với sự đa dạng sinh học và sự tiếp tục của các dạng sinh vật biển.

Thế giới dưới nước có thực sự bị 'xóa sổ' - Ảnh 6

Việt Nam có rất nhiều loài động vật biển quý. Tuy nhiên, rất nhiều loài như rùa biển, bò biển,… đã bị suy giảm khá nhiều về số lượng và đang có nguy cơ tuyệt chủng cao theo Sách đỏ quốc tế (IUCN). Hãy cùng tìm hiểu về những loài động vật này và tìm cách bảo vệ chúng.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Thế giới dưới nước có thực sự bị 'xóa sổ'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới