Trong năm qua, doanh thu từ mua bán tín chỉ carbon đã đạt 74 tỷ USD. Đây là một con số kỷ lục, đồng thời cũng là dấu hiệu đáng mừng trong chuyến hành trình chuyển đổi xanh, đưa thế giới về phát thải ròng bằng 0.
Ngân hàng Thế giới (WB) đã có công thư gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đề nghị mua bổ sung 1 triệu tấn tín chỉ carbon với mức giá 5 USD/tấn (mức giá tự nguyện). Số còn lại Bộ muốn thí điểm đấu giá thông qua các sàn giao dịch quốc tế.
Việt Nam đứng thứ 15 trong số 60 quốc gia có khả năng bán tín chỉ carbon từ rừng. Về tiềm năng của thị trường, Cục Lâm nghiệp tính toán nước ta có thể bán được 40 triệu tín chỉ carbon mỗi năm, thu về khoảng 5.000 tỷ đồng.
Sáng 8/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Đề án thành lập thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam. Theo đó, việc hình thành thị trường tín chỉ carbon là thực hiện cam kết giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 trên thực tế.
Thị trường mua bán tín chỉ carbon đang dần nóng lên ở Việt Nam, đặc biệt khi Thủ tướng Chính phủ đưa ra cam kết đầy tham vọng rằng Việt Nam sẽ tiến tới đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.