HoREA vừa có văn bản số 135/2023/CV-HoREA gửi thủ tướng chính phủ và Bộ tài chính nhằm đề nghị gia hạn Điều 3 Nghị định 08/2023/NĐ-CP thêm 12 tháng đến hết ngày 31/12/2024, để xây dựng hoàn thiện thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Theo chuyên gia kinh tế có nhiều lí do để doanh nghiệp mua lại trái phiếu trước hạn. Trong đó, không loại trừ việc mua lại nhằm tránh rủi ro pháp lý, do trước đây có thể một số đợt phát hành trái phiếu chưa chuẩn về quy định như mục đích sử dụng vốn.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương xử lý thực chất, hiệu quả những tồn tại, bất cập của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm và thị trường chứng khoán.
Trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì cần thiết phải có các giải pháp, quy định kịp thời từ nhiều phía để hỗ trợ, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các thị trường này.
Nghị định 08/2023 của Chính phủ cho phép tổ chức phát hành trái phiếu kéo dài kỳ hạn thêm 2 năm và thanh toán gốc, lãi bằng tài sản khác ngoài tiền mặt.
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính sớm hoàn thiện, trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 65 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam đã khẳng định được vai trò là kênh huy động vốn quan trọng đối với doanh nghiệp. Việc thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động tối đa là 9,5%/năm sẽ giúp các tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 65 với một số đề xuất đáng chú ý như lùi một năm thực hiện quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, xếp hạng tín nhiệm với nhà phát hành và cho phép kéo dài kỳ hạn trái phiếu.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 1163/CĐ-TTg ngày 13/12/2022 về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong đó yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các biện pháp bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động lành mạnh.
Những khó khăn, thách thức đối với thị trường bất động sản trong năm 2022 có thể kéo dài sang năm 2023, cho đến khi các vướng mắc về hành lang pháp lý, “điểm nghẽn” vốn và nguồn cung các dự án được khơi thông.
Trước những bất ổn của thị trường trái phiếu trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã có văn bản yêu cầu doanh nghiệp ưu tiên sử dụng mọi nguồn lực để thực hiện đúng các cam kết với nhà đầu tư, đảm bảo giữ uy tín với nhà đầu tư và trên thị trường.
Các chuyên gia nhận định, khả năng dòng vốn được khơi thông trong ngắn hạn là không nhiều do trong thời gian qua khối ngân hàng đã dành quá nhiều vốn cho ngành bất động sản.
Trong bối cảnh thị trường trái phiếu có nhiều thông tin kém lạc quan như thời gian qua, cùng với hạn mức tăng trưởng tín dụng hạn chế, đã có sự dịch chuyển dòng vốn tại một số ngân hàng từ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp sang cho vay lĩnh vực khác.
Một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đáp ứng nghĩa vụ nợ vay trái phiếu mà theo theo FiinGroup cho rằng, doanh nghiệp địa ốc đang gặp vấn đề chậm trả lãi và gốc, dẫn đến áp lực đáo hạn trong bối cảnh nhiều “sóng gió” của ngành bất động sản tăng.
“Có một rủi ro vô cùng quan trọng đó là rủi ro về thanh khoản vì bản chất tín dụng bất động sản thường có giá trị lớn và kỳ hạn dài. Trong khi đó, tiền gửi của hệ thống ngân hàng lại là ngắn hạn", Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nói.
Mới đây, tại phiên họp thứ 11, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng trên thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán đã xuất hiện các hiện tượng thao túng giá, làm giá ngày càng tinh vi.