Chuyên gia cho rằng Nhà nước nên thay đổi quy định cơ chế điều hành giá xăng dầu bằng công cụ quản lý hành chính sang công cụ thị trường, để thị trường tự điều tiết.
Theo Bộ Công Thương, thị trường xăng dầu trong nước và thế giới đang có nhiều biến động khó lường. Biến động giá xăng dầu đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đối với các ngành vận tải và sản xuất.
Trong 9 tháng năm 2023, Việt Nam chi trên 2,7 tỷ USD để nhập khẩu 3,3 triệu m3 xăng dầu từ Hàn Quốc, chiếm 41,1% tỷ trọng nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam.
Theo xu hướng tăng của giá xăng dầu thế giới, giá bán lẻ xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (1/8) có khả năng tăng mạnh. Nếu cơ quan quản lý không tác động đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá xăng có thể tăng ở mức 920-1.320 đồng/lít.
Theo xu hướng tăng của giá xăng dầu thế giới, dự báo giá xăng hôm nay có thể được điều chỉnh tăng 100-200 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, mặt hàng này đã có 9 lần tăng, 6 lần giảm và hai lần giữ nguyên.
Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (1/6) được dự báo tăng theo giá xăng dầu thế giới. Giá xăng có thể tăng tới 900 đồng/lít, giá dầu có khả năng tăng ít hơn.
Dự báo, giá xăng trong nước có thể giảm về mức hơn 20.000 đồng/lít - thấp nhất từ đầu năm đến nay vào kỳ điều hành ngày mai. Từ đầu năm đến nay, giá mặt hàng xăng đã trải qua 13 lần điều chỉnh, trong đó có 7 lần tăng, 5 lần giảm và 1 lần giữ nguyên.
Trong quý I/2023, Việt Nam nhập khoảng 2,6 triệu m3 xăng dầu, tương đương 2,3 tỷ USD. Riêng trong tháng 3/2023, Việt Nam nhập khẩu gần 753.000 m3 xăng dầu, tương đương 610 triệu USD.
Dự báo, trong kỳ điều chỉnh ngay mai giá xăng ngày mai giảm nhẹ khoảng 250-350 đồng/lít, dầu diesel giảm khoảng 400-500 đồng/lít. Nếu cơ quan điều hành không trích lập hoặc chi quỹ bình ổn, giá xăng có thể giữ nguyên, hoặc thậm chí tăng nhẹ.
Trước tình trạng thị trường xăng dầu có nhiều diễn biến phức tạp, cần tăng cường các công tác phòng chống nhằm hạn chế tình trạng buôn lậu xăng dầu trong tình trạng thị trường có nhiều biến động.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2022, Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường, giá cả.
Thị trường xăng dầu thế giới đang ở mức thấp nhất trong năm 2022. Giá dầu WTI của Mỹ giao dịch mức 72 USD/thùng, dầu Brent giao dịch mức 76,1 USD/thùng. Trước tình hình này, chuyên gia cho rằng trong kỳ điều chỉnh tới, giá xăng có thể giảm sâu.
Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu dự báo giá bán lẻ mặt hàng này tại kỳ điều hành ngày 1/12 có thể giảm đến 500 đồng/lít nhờ giá dầu thế giới gần đây liên tục giảm.
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu dự báo, giá bán lẻ mặt hàng này tại kỳ điều hành sắp tới có thể giảm sâu nhờ giá dầu thô thế giới gần đây liên tục lao dốc.
UBND TP.HCM đã đề xuất các cơ quan quản lý cần có giải pháp điều hành giá tăng, giảm phù hợp với thị trường. Đặc biệt, UBND thành phố cũng đề xuất rút ngắn thời gian kỳ điều chỉnh giá xăng, dầu từ 3-5 ngày (kể cả ngày nghỉ) thay vì 10 ngày như trước.
Giá xăng dầu bán lẻ trong nước vào kỳ điều chỉnh 21/11 được dự báo giảm nhẹ sau 4 lần tăng liên tiếp. Giá xăng có thể giảm trên dưới 100 đồng/lít còn giá dầu có khả năng giảm tới 500 đồng/lít.
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên tiếp tục có công điện yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường, cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp ngừng, không bán xăng dầu.