Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, huy động nguồn lực điện mặt trời mái nhà phục vụ cho hoạt động dân sinh và các cơ quan, doanh nghiệp.
Miền Bắc sẽ tăng cắt điện trở lại trước tình trạng báo động về thiếu điện ngày càng nghiêm trọng, nguồn nước cấp cho nhà máy thủy điện đều xuống mức rất thấp. Đồng thời việc huy động công suất lớn, liên tục nên một số tổ máy sản xuất điện vẫn gặp sự cố.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đến năm 2030, phấn đấu có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).
Lãnh đạo EVN khẳng định sẽ cố gắng bảo đảm tốt nhất vận hành hệ thống, duy trì vận hành hệ thống điện quốc gia an toàn, song bày tỏ mong muốn khách hàng, người dân chia sẻ, thông cảm với tình hình hiện nay.
Việc cắt giảm phụ tải điện tại Hà Nội là khó tránh khỏi khi toàn miền Bắc thiếu điện. Ngoài ra, nắng nóng gay gắt kéo dài tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố lưới điện do nhiều thiết bị điện hoạt động ở ngoài trời trong môi trường nhiệt độ cao.
Việc nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc sẽ được đẩy mạnh, góp phần khắc phục tình trạng thiếu điện thời gian tới. Đây cũng được xem là một biện pháp lâu dài trong đảm bảo cung ứng điện.
Tổng giám đốc Petrovietnam yêu cầu bằng mọi nỗ lực đảm bảo đúng chất lượng, đủ khối lượng nguyên liệu đầu vào (khí, than, dầu) để phát điện, tránh trường hợp phải dừng máy do thiếu nhiên liệu đầu vào cho các nhà máy điện.
Miền Bắc bước vào cao điểm nắng nóng dẫn tới phụ tải hệ thống điện quốc gia tiếp tục có xu hướng tăng và cao hơn kế hoạch. Do đó, hệ thống điện miền Bắc sẽ có thể thiếu hụt lớn nhất ước tính lên tới khoảng 1.600 - 4.900 MW vào các tháng cao điểm.
Người tiêu dùng Mỹ sẽ chi tiêu nhiều hơn để sưởi ấm ngôi nhà của họ trong mùa đông này so với năm ngoái do giá năng lượng tăng cao, Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) dự báo về triển vọng nhiên liệu mùa đông vào hôm qua (13/10).
Giai đoạn 2016-2020 có 10 dự án nguồn điện lớn dự kiến đưa vào vận hành theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, nhưng bị chậm tiến độ sau năm 2020 với tổng công suất gần 7.000 MW.