Theo Bộ Tài chính, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) chỉ áp dụng thu đối với xăng các loại, không thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dầu nên để điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt phải trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Việc tiếp tục giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2024 góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi và mở rộng sản xuất, kinh doanh.
VCCI đề nghị nghiên cứu bỏ Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng. Trong trường hợp cần thiết thì điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường cho phù hợp với mục tiêu của loại thuế này.
Bộ Tài chính kiến nghị 4 mức thuế bảo vệ môi trường xăng dầu áp dụng năm 2023 theo diễn biến giá dầu thô. Mức cao nhất với xăng là 4.000 đồng/lít và thấp nhất là 1.000 đồng/lít.
Góp ý dự thảo nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng với xăng dầu, VCCI cho biết có thể miễn giảm toàn bộ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng trong bối cảnh nhiều bất ổn có thể xảy ra.
Mới đây, Bộ Tài chính đã có đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đã đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì với mức đề xuất giảm từ mức 20% hiện nay xuống 12%.
Theo Bộ Tài chính, xăng là nhiên liệu gốc hóa thạch, không tái tạo cần phải sử dụng tiết kiệm nên theo thông lệ quốc tế luôn thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, cử tri, nhân dân và các đại biểu Quốc hội đều rất quan tâm đến các biện pháp của Bộ Công Thương, của Chính phủ để bảo đảm được nguồn cung xăng dầu.
Bộ Tài chính dự kiến, nếu thời gian giảm thuế bảo vệ môi trường (BVMT) có hiệu lực từ ngày 1/4/2022, số thu thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn sẽ giảm khoảng 11.982 tỷ đồng.
Căng thẳng Nga - Ukraine vẫn diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến giá bán xăng dầu trong nước. Do đó, việc giảm thuế bảo vệ môi trường rất cần thiết để bình ổn giá xăng dầu trong nước.
Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân cho rằng, giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu sẽ kìm được giá xăng, góp phần kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tối đa phục hồi kinh tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu liên Bộ Tài chính- Công Thương nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu. Đây có phải là giải pháp vừa đảm bảo được chính sách tài khoá, vừa đảm bảo được vấn đề điều chỉnh giá xăng dầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu liên Bộ Tài chính - Công Thương nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu báo cáo trước ngày 28/2.