Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tài nguyên nước dồi dào. Tuy nhiên, ô nhiễm và các tác động từ biến đổi khí hậu đang khiến tài nguyên nước ta suy thoái cả về số lượng và chất lượng.
Trong những năm gần đây, chuyển dịch năng lượng là nhu cầu thiết yếu và cấp bách cho mọi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Bởi lẽ nguồn nguyên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ…) sẽ cũng đến lúc cạn kiệt.
Những hoạt động của con người, các đập thủy điện, hồ chứa nước để tưới tiêu, xả thải, lấp sông và nhiều dự án nhân tạo khác đang giết dần giết mòn nhiều dòng sông. Vì vậy, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đang nỗ lực để bảo vệ và hồi sinh sông.
Theo đề nghị của Cục Quản lý tài nguyên nước, chủ đầu tư thủy điện Thác Giềng 1 sẽ phải báo cáo liên quan đến việc "vận hành khiến sông Cầu cạn trơ đáy" trước ngày 5/3/2021.
Khoảng một tuần qua, lưu lượng nước trên sông Cầu (Bắc Kạn) về phía hạ du bị cạn kiệt bất thường, một số điểm người dân có thể xuống bắt cá bằng tay không. Nguyên nhân là do Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 tích nước, xả nước không theo quy định.
Trong bối cảnh nguồn thủy điện lớn đã khai thác hết, các nguồn điện lớn khác cần thời gian hoàn thành dài, nhu cầu về nguồn điện ngày càng lớn thì phát triển năng lượng tái tạo được cho là lời giải cho bài toán an ninh năng lượng quốc gia trong tương lai.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu thu hồi quyết định cho Công ty Cổ phần Tư vấn và Phát triển điện Cửu Long thuê đất để xây dựng nhà máy thủy điện Đăk Di 2 ở huyện miền núi Nam Trà My.
Ngày 24/11, Sở Tài nguyên và môi trường (TN&MT) Kon Tum cho biết, sở này vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực tài nguyên nước đối với Công ty Cổ phần Tấn Phát 25 triệu đồng.
Rừng phòng hộ đang là đối tượng dễ bị chuyển đổi mục đích sử dụng cho thủy điện, khai khoáng, giao thông, khu du lịch, phát triển nông nghiệp… Nhưng, quản lý rừng phòng hộ lại đăng gặp khó khăn do những khoảng trống về chính sách.
Bộ trưởng Bộ TN-MT cho rằng, mất rừng không có nghĩa là nghĩ đến thủy điện. Mất rừng còn do con người có tư duy sai trái, trong nhà dùng toàn đồ gỗ, sử dụng các động vật hoang dã... Thủy điện không phải nguyên nhân chính gây ra mất rừng.
Dù thủy điện có thể không làm tăng lũ, nhưng thủy điện lại làm mất rừng, khiến lũ lụt, lũ quét xảy ra thường xuyên và tàn khốc hơn, nhất là khi thủy điện buộc phải xả lũ vì nguy cơ vỡ đập trong mùa mưa bão.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ làm việc với các địa phương, bộ ngành để tham mưu cho Chính phủ siết chặt quản lý thủy điện nhằm hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực của nó tới môi trường và đời sống người dân.
Việc phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác hay làm thủy điện, được nhiều đại biểu quan tâm trong phiên họp ngày 3/11, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.
Với lợi thế về địa hình, nhiều sông suối, độ dốc cao… những năm qua, nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên đã coi thủy điện là “con gà đẻ trứng vàng”. Nhưng, những hệ lụy mà thủy điện mang lại không ai có thể lường trước được.
Người dân miền Trung đang phải gồng mình chống chọi với những trận lũ lụt lịch sử liên tiếp. Nguyên nhân chính được lý giải là do thiên tai, thời tiết ngày càng cực đoan nhưng cũng có ý kiến cho rằng, có phần trách nhiệm của các công trình thủy điện nhỏ.
Để bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du, những ngày qua các hồ đập, nhà máy thủy điện tại tỉnh Quảng Ngãi vận hành điều tiết mực nước hồ chứa để phòng chống lũ. Hiện lượng nước xả qua tràn của hồ, thủy điện lớn hơn để chuẩn bị đón lũ sau bão Molave.
Không phủ nhận những đóng góp của thủy điện đối với sự phát triển kinh tế, năng lượng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, thủy điện còn được nhắc tới như "tội đồ" gây ra lũ lụt ở miền Trung trong những ngày qua.